Ou est l'écho de l'amour

Tranh không lời

Tranh không lời
Lòng rối bời
Ngoài sân
Đêm xuống
Sương rơi
Sao trên trời
Đâu chẳng thấy
Thấy chơi vơi
Con thuyền trăng
Lả lơi…
… rơi
……….. rơi
……………..rơi

Meo AK
Thỉnh thoảng mềnh rặn ra thơ hay ra phiết hí hí

Đôi khi ta thèm lang thang như gió

Đúng là tuổi Ngựa, một ngày không ra khỏi nhà là nhớ Hà nội lắm. Lâu lâu mới có dịp làm một tua quanh Hồ Hoàn Kiếm. Chắc nhiều điều thú vị lắm đây.
Mọi thành phần, mọi lứa tuổi tề tịu dọc ven hồ với đủ kiểu đủ dáng.

Một góc hồ, nhạc nhã sập sình vang dội dành cho các bà các cô từ U40 trở lên tập erobic, còn các bà U 56 trở lên cầm gậy múa tầm vông. Các chị quần áo bó sát người, thân hình ngồn ngộn nhảy tưng tưng theo nhạc để giảm béo. Nghe nói muốn tham gia lớp này rất dễ chỉ cần đóng 3 chục nghìn cho một chị đứng một mình, nhảy một mình ở hàng trên cùng là tối tối bạn được tham gia vào lớp học.

Những người không muốn tập theo tập thể thì chạy bộ, giữa lòng Hà Nội trông ai cũng hừng hực một tinh thần thể dục “Sống phải khỏe và đẹp”. Cùng với trang phục thể thao hiện đại dường như ai nấy có gì đẹp đều lộ thiên đem ra khoe thiên hạ hết cả. Một dải khăn xanh đỏ trắng chít trên đầu, tất trắng, giầy thể thao trắng muốt, quần lửng cạp trễ, áo 3 lỗ hở đến cả bát rốn. Mấy chị mấy anh guồng chân rất nhanh và đều, mặt lạnh tanh, thở hồng hộc, mồ hôi nhễ nhại. Đi sát vào ven bồn hoa là mấy cụ già thong thả bách bộ. Hồ Gươm như xanh hơn trong hơn, thỉnh thoảng gió thổi đưa theo làn gió mùi tanh tang nồng nồng của nước Hồ đã lâu chưa được xử lý. Dưới gốc cây gạo túm năm tụm ba lố nhố kẻ đứng người ngồi xổm người cởi trần trùng trục, gày dơ xương sườn, trẻ có, trung niên có, già có đang ngồi đánh cờ, cả bàn cờ mỗi người chỉ chỏ đánh một kiểu, thỉnh thoảng câu tục tĩu lại vang lên.

Trên các ghế đá từng đôi nam nữ ngồi tâm sự, có đôi hăng quá ôm chặt lấy nhau như rễ cây si bám vào lòng đất, rồi cứ thế chùn chụt như thể chốn hồn thiêng sông núi chỉ có hai người làm những ai đi qua cũng phải đỏ mặt. Hai đứa bé ở tổ bán báo xa mẹ đi bán báo gần đấy thấy vậy rất tò mò, thằng lớn tuổi núp sau gốc cây đứng nhìn xem họ làm gì, thằng nhỏ tuổi hơn cũng nhấp nha nhấp nhổm háo hức tò mò không kém. Líu díu đứng thế nào dẫm luôn vào chân thằng anh, thằng anh kêu oai oái quát inh ỏi:
- Đồ ngu, đứng yên mà xem.
Đôi trai gái thấy tiếng la dật mình ngưng phim, khi ngẩng lên hai đứa trẻ thụt đầu lại sau gốc cây, không thấy động tĩnh gì cả hai lại tiếp tục diễn phim rất đạt mà không cần đến đạo diễn Khải Hưng.
Đi tiếp lên quãng giữa được nửa vòng hồ thấy nhắng nhít bên vệ cỏ là hai con cún cứ xoắn xít ôm chịt lấy nhau. Chợt nhớ tới câu chuyện vui của Halloween kể cho nghe. Có hai chị em cô bé dắt nhau đi vòng quanh hồ, trông chừng cô chị khoảng đôi mươi, thằng em độ 4 hay 5 tuổi gì đó. Trong thế giới tự nhiên trong sáng xung quanh bé hẳn có nhiều điều chưa thể lý giải nổi, đang dung dăng dung dẻ chợt thằng em thấy hai con chó đang chồm lên nhau đầy hoang dã và tự nhiên, rất thắc mắc với câu hỏi cửa miệng “ Vì sao lại thế ?” của các cháu mẫu giáo, thằng em hỏi cô chị với một giọng còn ngọng líu ngọng lô:
- Chị ơi, hai ton tó nó đang làm gì thế ?.
Giật mình với câu hỏi khá hóc búa lại quá tế nhị của thằng em, không biết trả lời thế nào cô nhanh trí âu yếm trả lời:
- Hai con chó nó đang cãi nhau đấy, em nhìn bóng bay ở kia đẹp không kìa.!
Cô chị với tay chỉ theo người bán bóng bay cho thằng em xem, nhưng cu cậu cũng chẳng màng.
Thằng cu em vẫn thấy câu trả lời chưa thỏa đáng, có lẽ đầu óc trong sáng hồn nhiên ngây thơ của nó vẫn thấp thỏm thắc mắc tại sao chó lại không cãi nhau bằng mồm. Nó nằng nặc đòi cô chị dừng lại cho xem 2 con chó cãi nhau trong khi cô chị cứ cầm tay lôi xềnh xệch thằng em thoát khỏi tầm ngắm có hai con chó. Bị kéo đau quá cu cậu khóc chu chéo đòi dừng lại xem:
- Không…ông, em xem hai ton tó cãi nhau đã !
- Không phải hai con chó đang cãi nhau đâu – giọng một tên thanh niên lạ hoắc, đầu đội mũ lưỡi chai quay ngược ra đằng sau, cổ đeo chiếc dây chuyền to tướng đã cáu ghét đen đen, dáng trông lấc cấc với vẻ mặt rất ngầu đời hướng vào hai chị em.
Thằng bé đang cáu kỉnh, nghe thấy thế cự ngay lại:
- Hai ton tó cãi nhau, hai ton tó đang cãi nhau chứ !
- Không phải, thằng ngu, mày biết gì !
- Hai ton tó nó đang cãi nhau. Chị em bảo thế ! – không chịu thua, lại bênh chị thằng cu gân cổ cãi.
Cô chị vừa kéo thằng em đi, vừa khẳng định lại với thằng em - hai con chó nó đang cãi nhau đấy em ạ, kệ anh ý.
Gã thanh niên, cũng không phải loại vừa, già giơ không kém, xấn xổ tiến lên phía cô gái, mặt bặm trợn dứ dứ tranh thủ nô tì vào người cô giọng rất khiêu chiến:
- Thích “cãi nhau” không ?
Cô chị mặt đỏ tưng bừng, biết là không nên dây với loại này, mặt gườm gườm không nói không rằng bế luôn thằng em tiến nhanh về phía hàng bán bóng bay.
Đường phố rầm rập tiếng xe cộ. Xung quanh hồ, ánh sáng phân bố không đồng đều, chố nhấp nháy, chỗ lờ mờ, chỗ sáng rực. Thiết nghĩ, ngành điện lực vô tình làm thế hóa lại hay, vừa tiết kiệm được điện cho nhà nước những chỗ cần tiết kiệm lại vừa tạo được không gian mờ mờ nhân ảnh cho các nam thanh nữ tú hoạt động hết công suất. Không thấy một khoảng trống nào ven Hồ là không có người lẫn có rác. Ai quét cứ quét, ai thải cứ thải, việc ai nấy làm, có lẽ chỉ những thùng rác quanh Hồ là sạch nhất vì chẳng bao giờ phải chứa đựng thứ gì bẩn thỉu rác rưởi bên trong.
Đi về phía gần Cầu Thê Húc, thấy rung rinh một loạt cần câu chuẩn bị ra trận. Thính, trộn lẫn rượu, vỏ ốc hàng túi được đổ xuống hồ để làm mồi câu cá. Mùi thơm của thính, mùi rượu bốc lên nồng nặc. Phen này không chỉ những con cá xấu số tham ăn được thưởng thức chỗ thính này mà có lẽ cụ Rùa cũng được dịp thưởng thức rượu cuốc lủi ngay giữa lòng Thủ đô. Chắc hẳn cụ cũng ấm lòng trong cái lạnh mới chớm của mùa đông Hà Nội nên mấy năm nay cứ thấy cụ hay ngoi lên mặt nước tìm rượu ?

Có lần đi qua Hồ Hoàn Kiếm, thấy dân tình xúm đông xúm đỏ quanh Hồ xem, đoán là cụ Rùa nổi, cả hai nhanh chóng phi lên hè vào xem cụ Rùa. Đến nơi, ôi thôi, đúng chỗ nước bẩn nhất đầy rác rưởi nổi lềnh phềnh cụ lại lặn mất rồi. Ở Hà Nội bao lâu rồi mà chưa có một lần được chiêm ngưỡng dung nhan cụ. Đang mải nghĩ thì giọng một cụ già râu tóc bạc phơ khuôn mặt phúc hậu bảo Rùa lặn rồi cháu ạ. Tiếc quá,ra nhanh tẹo nữa là được xem rồi.

Ê, đu iu oăn tu sế lô ? – một anh xích lô ghé sát xe vào vỉa hè hất hàm hỏi một vị khách người nước ngoài với một giọng Anh-Việt rất phờ_luân_tờ_ly.
Mấy người nước ngoài xì xồ xua tay nguây nguẩy, kêu méc_si suốt, xua được mấy anh xích lô phía đằng trước thì phía sau đít lại bị lũ trẻ con bán theo chèo kéo. Chúng năn nỉ mời mua kẹo cao su Ching_gum_chi_chơ_phút với bưu ảnh Hạ Long và Chùa Một cột. Liếc qua mấy tấm ảnh Hạ Long, Chùa một cột tôi lại nhớ tới anh Giáo sư cũ đáng kính kể cho nghe chuyện hài hước của anh. Việt Nam mình bao nhiêu thứ để có thể làm quà cho khách ở xa sao không phát huy, cứ gì cứ phải bưu ảnh Hạ Long với Chùa một cột. Tôi đi công tác mang quà đi tặng đối tác nước ngoài, quà thì tôi không chuẩn bị mà bộ phận văn phòng lo cho chỉ việc mang đi theo mà tặng, về hỏi mới ngã ngửa ra, lần nào quà tặng cũng giống lần nào. Tặng ông Hiệu trưởng bang Texaz ở Mỹ ảnh Chùa một cột, tặng ông Chủ tịch Microsoft cũng ảnh Chùa Một cột, rồi đến cô thư ký trường Ri_su_mây_kun ở Nhật cũng được tôi tặng “Một cột”. Năm trước tôi tặng cô ý “Một cột” rồi, năm sau đi công tác quay lại làm việc, lại tặng quà lưu niệm. Cô thư ký ngày xưa ấy lại được tôi tặng thêm cho “Một cột” nữa ! Không biết từ giờ đến lúc tôi nghỉ hưu nếu còn làm việc với cô ấy thì chắc cô ấy còn được tôi tặng thêm cho nhiều cái “Một cột” lắm.

Lẵng nhẵng kiên trì bám đuôi mấy ông Tây già mũi lõ, nhưng không thuyết phục được gì, mấy đứa trẻ tội nghiệp tản ra chỗ khác. Thỉnh thoảng mải chơi quên nhiệm vụ bán hàng chúng nhặt mấy viên sỏi thi nhau ném xuống hồ, những vòng tròn đồng tâm lan toản xóa đi cái tĩnh lặng trên mặt hồ rồi dần dần lặng lẽ đan vào nhau. Mỗi một vòng tròn lan ra từ tâm như những mảnh đời từ các nơi tỏa ra bốn phương trời rồi lại đan vào nhau, cưu mang nhau khi cơ nhỡ. Mấy ông bà Tây đầm lang thang quanh dạo quanh Hồ để chờ xe tour du lịch đến đón đi đến góc đối diện với phố Hàng Giầy, chợt dừng lại đăm chiêu ngắm nhìn mấy pho tượng thạch cao mà mặt mũi ngơ ngác không hiểu là cái gì. Cứ cầm máy ảnh giơ lên rồi lại hạ xuống, cuối cùng mấy vị khách Tây nhún vai buông thõng cái máy ảnh, dáng vẻ bất lực trước nghệ thuật điêu khắc bí hiểm của Việt Nam.

Gió vẫn thổi mát rượi. Chiếc xe Tour du lịch từ từ dừng bánh tại trước cửa Đền Ngọc Sơn để đón khách. Và tôi cũng theo chân đoàn Tây ba lô dạo hết một vòng hồ lúc nào không hay. Lúc này tôi lại muốn đi tiếp, muốn dạo thêm một vòng nữa vừa là để tập thể dục mà cũng vừa là để thả hồn theo gió. Nhưng có lẽ 1 vòng thế đã đủ rồi. Chỉ có những cơn gió là sướng, được bay nhảy khắp nơi, nếu được gió mang đi khắp nơi tôi cũng sẽ vui vẻ bay theo cùng gió. Lại gió, trên đường về lòng chợt hát khẽ khúc nhạc của Phú Quang:
“Đôi khi ta thèm lang thang như gió
Đôi chân vô định về miền hư vô
Đôi khi anh bỗng về giữa cơn mưa
Thương một vì sao giờ xa quá rồi
Đôi khi ta thèm nghe lời anh nói
Dẫu biết bây giờ chỉ là xa xôi…”

------Mèo AK----

Vincen Van Gogh

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Vincen Van Gogh