Ou est l'écho de l'amour

Chuột đến nhà đàn bà cũng đánh

Chieu nay, mot chu chuot di danh qua le da lac doanh trại của chúng ta
Sau mot hoi vong quanh choi tro u tim, tìm hầm trú ẩn. Khong chui noi canh co don va tu
tung cong doi kem, tu trong bep chu chuot phi ra truoc su hoang loang cua Cáo J.
Mot tieng ru vang len. Chuo.....ooottoooo ott !!! Image
Rooi kem theo do la tieng chan chay huynh huynh nguoi phi len gac chui vao phong
khoa trai cua - khong noi thi moi nguoi cung biet do la ai. To day Image. That la dung cam, Mama va Papa - hai dung si diet chuot cua chung ta da ra tay cuu nguoi thong kho. Tren tay ho cam mot thanh doan kiem - duoc lam tu canh canh co dua phoi kho. Nhung tieng vun vut phat ra, nhung tieng suyt suyt lien hoi.

Con chuot chi trong nhay mat da chui tot vao gam ghe salon. Choc ngoay các gầm ghế gầm bàn một hồi, rồi bang mot dong

tac dieu luyen, Juliet của Bố da choc dung bung con chuot . Mot tieng chi'iii vang len. Khong chiu noi, chu chuot lao ra. Phut ! mot phat choi lanh lung duoc tung ra dap trung lung, chu chuot nam thang do* cu lo* . Khong ne ha, Chang Jomeo cua Mama ra tay tiep them suc manh. Phut, phut !!! Một cú phủ đầu ngoạn mục ! Vụt chúng mom~ con chuot. Ợ kịch ! Ngất ợ kịch ! Con chuột nằm thẳng cẳng. hi hi, trong vong co 2 tuan ma 3 con chuot da bi tieu diet. Tại Mama đem cho con mèo lông xù đi mà. Giờ suốt ngày lo chuột, chuột. Mình sợ chuột lắm.Image

Photobucket - Video and Image Hosting

Dỗi

Có người nói chẳng bao giờ biết dỗi
Yêu còn chưa đủ dỗi làm chi
Giống như biển khi trong cơn mộng mị
Biển dịu êm nghe sóng vỗ ầm ì
Có người nói chẳng bao giờ biết dỗi
Như biển thôi, có biết dỗi là gì
Thi thoảng thôi, biển lên cơn phởn chí
Chỉ gầm gào, điên tiết tí ti
Biển gầm gào, sôi xục cuốn bờ đi
Rồi tung mình quất vào bờ rất mạnh
Than ôi, chẳng để sót thứ gì.
Bờ trơ trọi, hoang vu, ngơ ngác.
Trách biển sao ác thế biển ơi.
Biển trả lời: biển dỗi tí thôi
Nay biển lại dịu êm rồi đấy
----Meo--

Vơi đầy

"Đêm nay có nửa trăng thôi
Nửa kia ai chót cắn vỡ rồi"
Bồng bềnh trăng trôi tìm bến đỗ
Bến nào vẫn khuyết 4 mùa trăng ?

Bao lần tự hỏi phải là đây
Tơ vương nên đỗ tại bến này ?
Hồn ta là gió hay là mây
Hay là bến đỗ cho trăng đầy ?
------Meo----

Vuông cũng méo, tròn cũng méo, vơi cũng méo, đầy cũng méo ! Méo để đắp cho tròn.

Mày thít gì ? Đồ nhà quê.


Tan tầm đường phố đông đúc, xe nối xe ken dày đặc trên các tuyến phố. Xe way, spaysi, SH, dream, vespa... đủ kiểu dáng. Dòng người nhích từng phân từng phân một, cứ sáu mươi dây, đoàn kiến khổng lồ lại chuyển động sau khi nghe thấy tiếng còi toe toe lẫn cái gậy hua hua lên trời của anh cảnh sát.

Tiếng xe nổ, bụi làm đường, bụi khói xe dày đặc, Đoàn người lướt đi trong bụi mù ngạt thở. Ai cũng cố nhoi nhoi lên trước thằng trước một một bánh xe. Đến ngã tư đèn đỏ, đòan người dừng lại. Không hiểu trong lúc chờ đèn xanh mọi người nghĩ những gì nhỉ ?.

Một chiếc xe máy quá khổ kêu phành phạch nhả khói mù mịt đằng trước. Ôh - hóa ra thủ phạm là khói từ chiếc xe Min-Khơ một loại xe chạy đường trường khá nổi tiếng những năm 80. Chiễm trệ ngồi lên trên là ông tây. Xem ra trông mặt này có vẻ Nga ngố lắm. Ông Tây người to tướng, bụng phệ vươn ra rất oai vệ ngồi trên chiếc Minkhơ trông thật dáng, trên xe lỉnh kỉnh những bi đông nước và ba lô. Chiếc xe cáu bẩn bùn đất đã khô đét lại, khói nhả phùn phụt đen xì về phía sau. Hai thằng cu choai choai đi xem đạp cào cào quấn đầy lông vũ đi sau hít phải khói ho sặc sụa không chịu nổi 1 thằng cu nhìn ông tây chửi yêu: " Đ.M xe đ. éo gì mà khói mù đường. Về thay ống bô đê !"
Mọi người tham gia giao thông thấy hai thằng cu nói cũng có vẻ đúng, có lẽ xe đấy nên về thay ống bô nhưng không hài lòng lắm với cách nói của hai cậu. Thấy dân tình trố mắt nhìn mình và chủ chiếc xe Minkhơ lại vừa đươc nghe câu góp ý xanh rờn, ông Tây quay lại lừ lừ nhìn hai thằng cu đáp lại bằng một câu đã được việt hóa giọng lơ lớ nhưng quên chưa chuyển sang Unicode:

"Mày thít gì ? Đồ nhà quê !"

Nghe đến thế thôi là cũng đủ biết ông tây sống đã lâu ở Việt nam, chắc thành ma xó ở cái xứ Việt này rồi. Mọi người bấm bụng cười, vì cái chất giọng lơ lớ rất 8x của ông tây. Còn hai thằng cu chỉ nghe đến " Mày thít gì " đã rụng rời ria mép, im tịt không dám nho nhoe gì bởi chập hai thằng cu lại có khi vẫn chưa được bằng một nửa ông Tây. Cũng may, dọa đi doạ có 1 keo thì đèn đỏ chuyển sang đèn xanh không thì Trâu bò thít nhau ruồi muỗi chết.

Biết nghĩ sao về vấn đề này, cười đấy nhưng ẩn trong đó rất nhiều điều cần suy nghĩ.

Chú Tây ở lớp Cao học

Lớp cô có một chú Tây người Rumani, chú này chả học hành chi sất. Tây mà , trông cũng chả đẹp trai gì, được mỗi cái cao to như tây. Chú tây này rất ít khi đến lớp học chỉ khi nào thi thì mới đến rồi xin xỏ bảo là cho qua không Chính phủ rumani không cho tiền học và chú phải gửi điểm về cho mẹ tây đề bà tin là con trai cưng sang việt nam học Cao học. Ở lớp lại cứ hay chế cô với chú tây đấy thế mới chết chứ lị, cứ rì rà rì rầm, AK trông hơi tây tây có khi làm phéng anh Rumani đi mà đổi đời. Chết thật, ai lại thế, cô lớn 30 tuổi rồi chứ có phải 3 tuổi đâu mà chơi chò chế nhau thế! Không có nhẽ lại thế ! Không được, tự nhiên đang họ NGUYỄN lại đổi sang họ NÉT_SỜ_CU với cô thấy nó cứ làm sao ý ... :)) (người Rumani mà, nên tên của họ có đặc trưng là toàn SỜ CU với SỜ U ở cuối rất dễ nhận ra, cũng như người Nga thôi, tên của họ cũng rất dễ nhận ra vì toàn ÉT với LÉP NHÉp ở tên, hay như bọn pháp thì tên cũng rất dễ nhận ra vì toàn CHEN với TRÍCH mệt thật đúng là phức tạp, cứ làm mịa cái họ NGUYỄN như cô cháu mình lại quý phái, giản dị, đọc cũng đỡ phải méo trẹo cả mồm cả miệng) . Mà chú tây này cũng quý cô thật, không đi học nhưng thỉnh thoảng vẫn nhắn tin bằng tiếng pháp hỏi thăm cô.

Học chả được mấy, chú đi dạy tiếng anh cho trung tâm Anh Ngữ London gần 3 khìn đô một tháng và ăn chơi tẹt ga, suốt ngày thấy chú sứt đầu mẻ trán, băng bó chân tay vì đi cưa gái Tây và bị chặn đường đánh, chỉ tội cho những con em nhà nào đốt tiền học để nuôi chú !

Hôm liên hoan cả lớp chú đến và dự rồi ngồi kể chuyện cho lớp là từ khi sang việt nam đã làm gần chục con ruồi rồi ! Chú còn mạnh dạn hỏi cả lũ con trai ở lớp có thích thì chú dẫn cho mấy em tây. Lớp cứ ngớ người, và chú cũng ngớ người không hiểu sao ta lại ngớ ra khi nghe tây hỏi thế. Mặt chú nói kể thản nhiên như không khi chú cho cả lớp xem danh sách tên các em trong list điện thoại của chú. Lớp ta mắt tròn mắt dẹt.

Chưa hết, dân việt nam một số phần tử đúng là đáng lên án thấy tây có tiền là xán vào, nhưng mà từ bần tiện đến đại gia xem ra vẫn có gì đó thâm - rất việt Nam và đôi khi có những câu khen cũng như chê thì phải nói là nghệ thuật đến tuyệt vời và thật đúng với câu: ĐẾN BỐ TÂY CŨNG Đ' HIỂU ĐƯỢC ! Vò đầu bứt tai một hồi, chú đưa ra cái tin nhắn của một em tên là Loan với dòng chữ nhắn rất duyên dáng " Your hoasung is very long and thick" Cả lớp đọc xong phá lên cười, đóan ra ngay con Ma nữ vừa cùng chú ta cưỡi mây, nhìn cả lớp cười mà mặt chú Theo_đo_ con_ti nét_Sờ_Cu (tên cúng cơm của chú Rumani) thộn ra như ngỗng ỉa. Chú không hiểu câu đó có ý nghĩa gì, kêu tra hết từ điển rồi mà vẫn không hiểu.

Sau bọn lớp phải bảo chú tách những từ này, từ này trong câu riêng ra ... Trời đúng là của nợ , THẬT LÀ ĐẾN BỐ TÂY CŨNG Đ..ẾCH HIỂU ĐƯỢC ! Lúc đó thấy chú tây gật gù tâm đắc, chắc đang nghĩ mưu để làm thế nào nhận được tin hót hơn chẳng hạn như " Your hoasung is very very very ... and ... and ..." Đấy, cái sự kết hợp giao thoa giữa hai thứ ngôn ngữ Á, Âu nó thâm thúy đến vậy, nói thật chứ riêng cái câu đây mà chọn cho vào trong đề thi TÔ PHỜ hay TÔ ÍCH hay Ai EO gì đó thì đúng là chắc chắn chả thằng cha nội nào tích đúng cả, chả thằng cha nội nào đạt ngưỡng 530 điểm để mà trở thành lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài cả. Hèn gì, mình chầy chật mãi môn tiếng anh là thế :))

Nói nhiều quá nhỉ, nói nhiều rồi lại thành nói dai, nói dai lại thành ra nói dại. Đôi khi ngắn (nói ngắn) lại hay hơn dài, nhưng ở đời lắm thằng lúc cần mà không dài (nói dài) lại đâm ra khốn.

Cô lái đò ơi…

Rõ khổ,đêm qua ngồi ôn thi mà có ôn được cái gì đâu, đọc tài liệu được một lúc là lại ngắc ra. Hệt như đường mạng Internet của cái ông VietNam vậy, được một tí lại ngắc ra, đít_sờ_cô_nếch đây mà. Chán quá mở nhạc để nghe. Hôm nay nghe Cô lái đò vậy.

Mạng chậm quá, load mãi chưa được, thôi chưa được thì tự dạo nhạc tự hát tự nghe vậy. Tưng tứng từng tưng…. Dạo bằng mồm được một lúc mới load được có 30%.
Phụ huynh ở dưới nhà nghe thấy, chắc là đã căng thẳng lắm nên kêu vọng từ dưới nhà lên, tứng tứng cái bài gì thế ??!! Son_phi_ê của mày tồi quá.(Khổ, Ông già được đào tạo trong môi trường Francaise, phăng_se_sờ từ bé nên giờ thỉnh thoảng cụ nhà lại sờ_phăng_se một tí cho “ló máu”, cho “ló đỡ quên” ).
Biết là bị chê nhạc ly’ tồi , và trong lúc chờ đợi load tiếp bản nhạc, thay vì dạo đàn mồm mình chuyển hẳn sang hát. Hát đủ để mình nghe và ở dưới nhà cho cụ nghe thấy - trêu tí , và cũng là để khẳng định lại chính mình.


Và mình đã hát: Cô lái đò ơi…ơi. Không biết cô có còn nhớ Bố…ooooo tôi”
Lần thứ nhất, cụ chưa nghe thấy, lần thứ hai mình volum bằng mồm to hơn tí Cô lái đò ơi…ơi. …”, lần thứ 3 này to hơn lần 1 và son_phi_ê tốt hơn lần 2 “Cô lái đò ơi…ơi. Không biết cô có còn nhớ bố...” đang hát mải mê thì mình dật bắn mình, Bố mình hét toáng lên: Hát lăng nhăng cái gì thế ??? !!! Sợ quá,inh cả tai, dật bắn cả mình. Thôi thế là tịt không dám hát nữa, chẹp đang hát phê, đành phải đít_sờ_cô_nếch.

May quá, đúng lúc này đã load được 100% bài hát. Và mình phải nhường sân khấu cho ca sĩ thứ thiệt cất tiếng hát bài Cô lái đò

Lần này bố mình lại từ dưới nhà vọng lên, giọng đầy hài hước: Đấy hát thế là được rồi đấy !!!! Mai bố đăng k‎ý cho con đi hát ở Sao Mai điểm hẹn 2007

Đêm, Cà phê và Tôi

Đêm, Cà phê và Tôi..
Đêm
Đặc quánh
Ngừng trôi
Tách Cà phê
Chớp mi
Buồn
Nhỏ lệ
Vị cà phê
Ngọt

Mềm đôi môi
Đắng
Ngăm ngăm
Tê đầu lưỡi
Bùi
Ngậm ngùi
Khôn tả
Hương cà phê
Đê mê
Tan vào đêm
Nức nở
Tôi
Buồn, vui, không, sắc
Khôn cùng
Đêm...
Cafe ...
Và Tôi...
--Mèo AK---

Mưa đá

Chiều nay đi làm về, trời đỏ hồng rồi bất chợt nổi cơn giông.
Một lúc sau, Mưa. Mưa xối xả, mưa trắng xóa cả đường, vừa đi vừa run rẩy chỉ sợ ngã.
Đến đầu phố Thái Hà, mưa vẫn như trút. Bắt đầu có mưa đá. Mưa đá. Đá rơi bộp bộp, lộp bộp vào lưng mình, hi hi thích quá trời tẩm quất cho mình thích quá. Bộp bộp bộp bộp. Lượng mưa đá tăng dần, dầy dần và cũng to dần. Về được đến nhà. Mưa lại gào lên, những viên đá to lông lốc lại ào ào trút xuống. Người ướt như chuột lột.
Vào đến trong nhà, ngồi ăn cơm. U sợ quá, cứ dắt mãi cái bật lửa vào cạp quần. Cái đèn pin chết tiệt đã hỏng rồi. Một lũ nến được bày ra như chuẩn bị tổ chức sinh nhật. Rồi U cứ kêu tướng lên, mày lên che đi không bố mày ngâm nước lại viêm phổi bây giờ !!!
Mưa đập bùng bùng vào mái tôn . Đá bắn tung tóe từ trên tầng ba xuống, viên nào viên náy to chí ít cũng bằng quả cà pháo . Bụp, bụp. Thôi chết rồi, vỡ mái tôn rồi. Viên đá này to bằng quả trứng vịt. Thủng to thế cơ mà. Mấy quả trứng vịt liền. Nước ào ào chảy xuống. Trên sân thượng lá cây bị đá vùi dập rụng lả tả, ngập ứ cả sân thượng rồi tràn xuống nhà, tầng 3 ngập lênh láng. Cả mặt sân trắng xóa đá nổi lềnh phềnh. Nước lạnh buốt đến xương, nhưng công nhận hôm nay nước mưa ngọt thật hehe. Lại hì hục leo một mình lên sân thượng dỡ mấy viên gạch ra để tháo nước. Hehe, sân thượng tối thui, sợ qué, gió thổi thốc vào nách vừa lên vừa sợ ma nó hù, không thì cũng sợ bị vật thể lạ choảng vào đầu.
Giải quyết được cái khoản ách tắc trên sân thương. Xuống ăn nốt cơm, vẫn mưa. Lại xoảng mấy phát nữa. Tấm tôn nát bét, thủng lỗ chỗ. Nước lại chàn vào. Lại hì hục lấy tấm bạt phủ cả lên cái tum. Nước vào lênh láng tầng 1, đá bắn văng đầy cầu thang.

Phủ được tấm bạt lên, mưa đã ngớt, nước đã tháo được gần hết tầng 3. Đường điện thoại tê liệt hoàn toàn.
Tắm xong, đầu chả thèm sấy, sấy cho cái điện thoại ! Điện thoại đã về làng. Chỉ tiếc mỗi không có máy ảnh để chụp đống mưa đá. Giờ vẫn đang mưa. Mưa rồi tự nhiên lại nhớ đến bài hát ngày bé vẫn cũng thằng Tít và thằng cu anh đứng ở dưới hiên nhà gào lên mỗi khi có mưa:
"Trời mưa to cho gà nó đẻ.
Cho trẻ nó chơi
Cho tôi đi làm.
Mưa nữa đi, mưa nữa đi, mưa to vào !"

Mưa. Kỷ niệm vui buồn về ngôi nhà cũ lại ùa về. Uh cứ mưa đi, mưa to nữa vào. Mưa nữa đi, mưa to vào.

Đám cưới quê

Không hiểu hôm nay là ngày đẹp hay sao mà nhiều đám cưới thế. Nhà nhà có đám cưới, người người làm đám cưới. Phố xá nướm nượp kẻ đón người đưa. Mà mình cũng cưới đây, mình đi ăn đám cưới mà. Giời mùa đông, ngủ mãi mới dậy, cuống cuồng hai đứa rủ nhau đi đám cưới. Ngồi sau xe mày mà nhìn thấy cơ man nào là đám cưới . Đến giữa phố lại tắc đường vì mấy đám cưới chen nhau đi trước để đến đúng giờ G. Nó chen, tôi cũng bon chen. Hai đứa không bon chen được vì đông quá. Tôi cáu tiết chửi um lên: cưới đếch gì mà lắm thế, cứ trêu ngươi bà làm bà cứ giậm giực cả người.
Đến ngồi ăn đám cưới thì đúng là nơi để buôn chuyến tàu cuối năm. Được cái toàn hội thanh niên, nên mọi cái đều từ không thể trở thành có thể, tròn nó cũng bóp cho méo, mà có méo rồi nó lại bóp cho méo hơn.

Vừa bước chân xuống nhà giai, nhảy qua mấy bãi phân bò rồi cũng vào đến cửa. Trống nhạc sập sình, mùi rơm rạ ẩm mốc, mùi phân bò ngai ngái bốc lên giữa cái gió lạnh của mùa đông kèm thêm cái nắng chói chang đến vỡ đầu của một ngày đẹp trời mà theo các ông thầy bói đã dự đoán trước là ngày lành tháng tốt cho trăm họ chúc mừng các đôi uyên ương trên mọi miền của mảnh đất hình chữ ét sờ.
A nhà ngày thế mà sang, bạt căng lộng gió quê, xanh chới, cổng vòm vào cửa kết đầy lá dừa lẫn trái tim bong bóng, hy vọng rằng tình yêu của họ cũng không như bong bóng thế là may cho xã hội lắm rồi. Ơ mà nghe nhạc kìa, nhạc này ở Hà nội không có đâu, ở đây chơi hẳn loa ăm_pờ_li, phát ra từ đầu làng đến cuối làng cũng nghe thấy, ca sĩ thì lại càng thứ thiệt cây nhà lá vườn ngắt ra cả. Cứ sơ mi cháo lòng, bỏ ngoài quần, chân đi dép tông dật, đầu đinh kèm theo một lọn tóc dài như đuôi chuột sau gáy. Ca sĩ mặt mũi nguếch ngoác vêu vao lên hát bài Trái tim mùa đông đế góp vui cho hai họ. Họ hát thật say sưa và đầy tự tin: “Trái tim buồn vì thương nhớ, vì đâu đôi ta chót “chia nìa“ tình tan vỡ vì giông tố…”. Trời, sao đám cưới người ta lại hát những bài não nuột thế. À ! Mốt ở quê nó thế !
Sau màn chào hỏi cau trầu thuốc nước, các quan khách họ nhà trai được dẫn vào mâm, mỗi mâm một cái lồng bàn trắng tinh úp lên trên để chống ruồi. Quá nhiều ruồi, thì ra ở quê, văn minh an toàn thực phẩm và văn hóa ăn uống cũng có phần sạch sẽ hơn đứt dân Hà Thành.
Ừh nào thì ồn ào và dịu êm chúng ta vào mâm.
Trước khi ăn các chị đi trước cứ bảo đấy các em nào chưa cưới đi xem đi ăn rồi về mà rút kinh nghiệm học tập. Mình đang tủm tìm cười cười, điệu cười rất Monalida thì Aham bộp luôn cho một câu: vâng, em rút mãi mà nó nhất quyết không ra. Không nhịn được cả hội phá lên cười. Còn bà chị thì ngẩn tò te ra mãi mới hiểu rồi cũng phá lên cười, thế là hiểu rồi, nào ngờ bà chị lại còn giơ tay và hô nho nhỏ như kiểu đả đảo: rút ra ! rút ra ! rút ra!
Cái Tr ngồi cạnh tôi nói nhỏ tháng này em hết sạch tiền rồi. 4 cái đám cưới, 2 cái đám ma, rồi lại còn sinh nhật con của bạn với lại bạn đẻ. Mà sao chúng nó đẻ cũng nhanh, vừa 1 con bạn em mới cưới đã đẻ rồi, em chóng hết cả mặt, giống nó ngắn ngày hay sao ấy. Tôi cười hi hí rồi nói thế thì mày hên quá còn gì. Trong một tháng mà mày lĩnh trọn cả cưới xin, đẻ đái, sinh lão bệnh tử. Nhất mày đấy, mày cứ kêu người ta thế này rồi có ngày mày lại lên xin sếp cho phép em được “Một năm nghỉ đẻ hai lần”, ha ha, mắn hơn cả gà ri. Ôi nó vừa tức vừa chửi tôi rồi cười suýt sặc.
Mâm số 3: …. Đang ăn, phải nói thật là khi tôi vô tình liếc sang cũng gần hết đĩa thịt gà rồi, một bác cho một câu: Gà này chắc không phải gà Tam Hoàng đâu, mà cũng không phải gà nuôi công nghiệp, dai quá, dùng cả năm quân giằng mà không ra 1 ông ngồi cùng mâm cũng lê tê phê rồi, đốp lại: thôi bố ơi, bố xơi nốt đi cho con nhờ. Gà gì thì gà cũng chui vào bụng bố hết mẹ nó rồi. Gà này là gà thả rông ngoài vườn 3 tháng nay rồi đấy ạ, sáng nó chạy lên đồi tập thể dục, rồi giờ nó chạy vào mâm đấy bố ạ. Bác kia gật đầu, lấy làm tâm đắc làm nốt cú gắp ngoạn mục miếng thịt gà trong đĩa rồi gật đầu bảo: Thảm nào ăn khác hẳn gà vợ nó mua ở siêu thị !
Mâm đối diện: Ơ cái ông này dở hơi, có dở hơi không, ăn bánh dày nhân đậu đường lại kẹp giò. Còn đĩa tương ớt này, chấm thêm tí ớt đi cho nó đúng kiểu, cho nó nóng người.
Mâm số 4: … ăn nhanh thế, chưa gì đã quyt rồi cơ à. Thôi em đủ rồi. Em ra ngoài kia đứng cho nó thoáng. Tưởng ra tay không, cả mâm đang sướng vì được ăn thêm phần quyt. Ai dè, cả mâm có mấy quả quyt, thế là thôi, bác nhà em cầm mấy quả quyt đi thẳng. Cả hội tưng hửng. Mà ngoài kia gió lạnh, đứng một mình bác chịu không nổi, không có chiến hữu chiến cùng bác ta lại quay vào. Vừa vào ngồi lại, cả hội nháy nhau cười đúng là tham thì thâm.
Một cụ đi một vòng quanh các mâm. Tôi đoán chắc đây là bố chú rể. Tới mâm của tôi: Cụ khua khua tay bắt chuồn chuồn rồi nói “Tôi là bố cháu…. Các anh chị có cạch thì cứ cạch nhau đi. Còn tôi là tôi không cạch được đâu, nhớ!” Đứa ngồi bên cánh trái mình cứ ớ ra không hiểu sao ông cụ lại bảo “cạch nhau đi”. Tôi ngồi im, cười như hoa héo. Thấy thế đứa sát sườn bên phải tôi trả lời cho nó sao mày ngu thế, ý cụ bảo là cạch rượu, ở quê họ gọi là cạch, còn ở trên phố họ gọi là zô. Mình vỗ đùi một cái cười sằng sặc: “Thế mà tao cứ tưởng…”
Khi các vị khách đang mải mê ăn cho đúng đủ khẩu phần thì ban tổ chức lên phát biểu những gì mà hai họ đang tập trung ăn cũng phải cố gắng để “ Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” - nghe xong cả hội phải cúi mặt xuống bàn mà cười rinh rích: Alo, Một, Hai, Ba, Bốn ! (Mới nghe đến hết câu này thôi mà đã tưởng tượng ra câu tiêp theo: Máy bay địch cách Hà Nội 50Km). Rồi tiếng ban tổ chức được khuyếch đại qua cái micro với một giọng trầm ấm ngân nga tựa như giọng chú Nguyễn Ngọc Ngạn trên Paris by Night: “Kính thưa quan viên họ, Kịnh thưa quan viên bên đằng họ nhà trai và quan viên họ đằng họ nhà gái được sự chấp thuận của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam cho hai cháu nóa được cưới nhau. Mời các bác xơi cỗ chúc mừng cho cháu nóa. Cảm ơn các bác và chúc các bác hạnh phúc.”
Tiếng người nói cười rôm rả, tiếng bát, tiếng đũa va vào nhau lách cách, Trẻ con lít nhít đi ăn cưới hôi thập thà thập thò sau tấm phông chêu chọc nhau chí chóe.
Cuộc vui cuộc nhậu nào rồi cũng hết, mà nhậu hết rồi thì phải xỉa răng, đương nhiên rồi.
Cho anh xin cái tăm - 1 anh cùng hội hỏi. Giọng cái Tra eo éo - hết tăm rồi anh ạ. Thằng Tuấn béo mặt đỏ phừng vì rượu cười nhăn nhở như khỉ đột tiếp lời - anh vặt chân nó ra mà làm tăm. Trông như gầy như que củi ấy. Ăn thì chả ăn, cái gì cũng lắc, rồi ngồi trầm ngâm cười.
Thế có điên không, cười để góp vui hạnh phúc cho các cô dâu chú rể thế mà nó bảo tôi cười đểu; mà tôi có ăn đấy chứ, dưng mà ăn ít. Nó ăn nhẵn ăn nhụi rồi lại còn định vặt chân mình ra mà làm tăm xỉa răng. Không được. Không thể thế được, tôi phải lên tiếng thôi: Bà vặt chân ông ‎y ra mà làm tăm. Chân tôi còn để đi ăn đám cưới khác nữa chứ. Cả hội cười nhe nhởn. Rồi lục đục đứng dậy lên ô tô ra về. Công nhận đi ăn cưới ở quê cũng có cái hay thật.
Sau mình mà này nhỡ tay vớ phải “chú ở quê” có lẽ đám cưới của mình còn vui nữa ?! Biết đâu đấy !!! Ở đời chả biết thế nào mà lần! Ghét của nào trời trao của đấy thôi.

Chợ đêm

Mỗi lần lang thang đi bộ trong chợ đêm Hàng ngang - Hàng Đào là mội lần cảm xúc thật khác nhau. Nhưng đâu đó trong tâm tưởng vẫn len lỏi một hình ảnh gần đấy mà cũng xa xôi đấy. Tôi thường có thú vui hay đi phố một mình.
5 giờ chiều ba ngày cuối tuần các cửa hàng đã dựng sạp, dọc thẳng từ Hàng Ngang Hàng Đào Hàng Đường rồi chạy tít xuống chợ Đồng Xuân,
Các kiot được chia lô nằm dọc theo tuyến phố, và người ta gọi đó là phố đi bộ từ đó. Bán đủ thứ từ hàng cao cấp đến hàng thủ công, hàng secondhand.
Mỗi lần đi, là lại tôi lại khám phá ra một món hàng thủ công mới, khi thì là những con chấu chấu con cào cào tết bằng lá dừa nước khá đẹp, và người tết cũng không quên bỏ qua công đoạn tết lồng thêm vào đó hình trái tim. Để cho đôi bạn trẻ làm quà tặng cho nhau. Khi thì là mẹt bươm bướm xanh đỏ làm bằng lông gà lông vịt, trông đơn giản mà hiệu quả thẩm mỹ cũng khá cao. Khi thì là chiếc mặt nạ bằng vỏ trai được vẽ lên trên khá tỉ mẩn công phu để treo tường trang trí cho căn phòng bớt khô khan…
Đi trong dòng người nườm nượp ấy. Không chỉ được ngắm hàng, mà còn được ngắm được nhìn các đôi trai gái đang say tình tay nắm tay nhau, tung tăng chơi chợ, chơi xem là chính, mua bán là phụ.
Qua hàng kính, các anh các ả nhào vào thử các loại từ kính trí thức cho đến kính ông mù. Tôi cũng không phải kẻ ngoại đạo, cũng có lần chọn mua kính ở đây rồi lại về quẳng mốc meo xó tủ.
Mũi tẹt răng vàng cũng thử kính, răng càng vàng, mũi càng tẹt thử kính càng tôn thêm vẻ đẹp của chiếc kính mang nhãn hiệu nổi tiếng Gucci, Italy. Lật đi lật lại, thôi rồi mết đờ in Chi Nờ ! Mất gì của bọ đâu tội gì mà không thử.
Giá cả cũng phải chăng, không quá rẻ bèo bọt, nhưng cũng không quá đắt cho các thượng đế.
Sau một hồi chọn lựa hai mẹ con to béo trông rất “phúc hậu”, mặt trát phấn trắng lốp, mắt dường như đã vựt hết lông mày thay vào đó là đường chì đen kịt kéo một vệt dài từ Đông sang Tây, mồm tô son đỏ choét, hỉ hả cười nói để vote cho sản phẩm. Thiếu mỗi cái quạt giấy gấp trên tay thì có lẽ bà mẹ trông chẳng khác gì diễn viên kinh kịch của Trung Quốc.
Chọn lựa và kỳ kèo mặc cả, cuối cùng bà mẹ đã mua được chiếc kính với giá 35 nghìn, kính to bằng nửa khuôn mặt. Cũng may kính rẻ nhưng vẫn còn mới, không bị sứt sẹo, sượt sát gì không tất cả những người đi chơi chợ thử kính nhìn đời chỗ nào cũng thấy thấy đời sước! Cô con gái sành điệu cũng không kém, bới bới lục lục tung cả gian hàng rồi nhưng không chọn được cái nào ưng ý. Liền bỏ sang gian hàng bên cạnh.
Chủ nhân của gian hàng kế bên là một anh cao to đẹp trai nói giọng ngọt sớt, à ơi mời cô con gái mua vòng. Chẳng nhẽ mẹ mua mà con lại không mua. Bực mình, cô chọn một chiếc vòng ngũ sắc, mỗi màu là một kiểu hạt khác nhau. Một chiếc quàng cổ, một chiếc quấn tay loằng ngoằng như rắn. Anh bán vòng đã túm được một vị khách sộp. Bỏ tiền vào túi cười hả hê. Thấy cũng thật lạ, và cũng thật lãng phí, toàn những anh cao to đẹp trai nhưng lại đứng bán vòng, nơ, với guốc dép nơi kẻ chợ.
Lững thức trước mặt tôi là 1 đôi, tôi đoán chắc là mới chớm yêu nhau. Trông anh người mảnh dẻ, cao cũng khoảng được 1m65, người nhẹ cân chứ không nói là gầy nhẳng mà có lẽ do xương bé. Đầu anh hói, trán dô, nước da nâu nâu Hàn Quốc, may anh mặc sơ mi cắm thùng nên cũng che bớt đi được phần nào tấm thân còm. So với chị thì trông anh có vẻ già hơn tuổi khá nhiều. Ước chừng anh cũng đã vượt qua ngưỡng tuổi băm nhăm. Nếu không ở chốn đông người trong cái chợ đêm ồn ào này mà ví thử như đang ở sa mạc vác cái cung tên trên người, đóng độc mỗi chiếc khố thì trông anh chẳng khác gì diễn viên tài tử điện ảnh đóng trong phim Đến Thượng Đế cũng phải cười. Tay trong tay anh dắt chị đi chơi chợ, chợ Đêm Hà Nội, không phải chợ Tình Sapa. Chị trắng trẻo, thấp hơn nhưng trông có vẻ to con hơn anh chút xíu. Chị dụt dè e thẹn sóng đôi bên cạnh anh, nhưng vẻ mặt thỉnh thoảng ánh lên sự tinh nghịch khi phát hiện ra điều gì mới. Tới hàng nào có gì lạ chị kéo anh vào xem. Qua dãy bán vòng, hàng kính, nơ … là đến kiot không hiểu bán gì rất đông. Các bà các chị xúm vào nhặt nhặt, chọn chọn. Cô gái đã biết chắc là bán cái gì, vội vờ rời tay anh chàng hướng về phía kiot đó. Tới nơi, cười rất tươi rồi vồn vã gọi:
- Anh ơi, xem cái này hay lắm này!
Anh chàng chưa đi chợ đêm bao giờ, thấy cô bạn gái gọi, tin ngay. Háo hức tiến lên rồi chen vào bằng được đám đông. Vào tơi nơi anh ngượng chín người, thì ra là gian hàng bán phụ tùng dành cho các quý bà quí cô dùng để “Nâng niu bầu sữa Việt”, mặt anh đỏ tưng bừng vì ngượng, anh quay ngoắt người lùi bước. Cô bạn gái lúc này đã vọt lên phía trên ôm mồm cười sắng sặc. Vừa tức vừa buồn cười vì sự tinh nghịch của cô gái, anh tiến nhanh, nắm tay cô rồi cốc yêu một cái vào đầu cô rõ đau.
Lạ nhất, là trong chợ Đêm lại bán cả chuột bạch. Thời buổi này còn ai nuôi chuột bạch nữa đâu trừ những phòng thí nghiệm. Nhìn thấy chuột đã chết khiếp rồi nói gì đến nuôi. Bị cô gái lừa cho một vố, anh chàng lúc nãy giờ đã tìm được cách trả thù – Kiểu trả thù vặt của Adam đây ! Biết chắc cô gái sợ chuột, anh cầm tay cô kéo rồi dí vào lồng chuột. Cô gái mặt biến sắc, cắt không còn hạt máu thét lên kinh hoàng:
- A a…aaaaa ! A..aa a…a !
Vừa hét, cô vừa nhảy lò cò tưng tưng. Cả góc chợ nhốn nháo quay lại nhìn cô bởi tiếng hét. Trời ! Thế mà mọi người cứ tưởng anh ta làm gì cô ta giữa chợ cơ đấy ! Một sự hiểu nhầm tai hại.
Những con chuột bạch trong lồng thấy đông, cũng nhốn nháo rúc vào thành lồng loạn xạ tìm chỗ thoát. Một con húc vào lồng mạnh quá, may mắn đã thoát được ra ngoài. Nhảy vọt lên cao. Lại tiếng hét nữa vang lên, rồi tiếp theo là một dây chuyền phản ứng hét từ cô này đến cô khác. Chuột chạy lòng vòng, còn các cô nhảy gái tưng tưng lên vì sợ. Thế này mà có thêm cái giàn loa amply sập sình nữa chắc chắn góc chợ đêm nay sẽ thành vũ trường New Century 2, trình diễn vũ điệu Pasodop giũa chàng hoàng tử chuột và các cô gái. Một điệu nhảy thật bốc mà không cần phải qua bất cứ khóa đào tạo nào dành riêng cho các quí cô nơi góc chợ đêm nay. Con chuột bạch sau một vòng múa lượn dưới chân các cô cũng tìm được chỗ ẩn nấp. Các cô đã hoàn hồn trở lại. Còn thủ phạm làm cho con chuột thoát được ra ngoài, chắc lúc này cũng được một mẻ cười khoái trí.
Mà hôm nay đẹp trời thế nào, ban Quản lý chợ cũng rõ khéo, khi xếp anh bán chim khướu đầu đỏ cuối chợ ngay cạnh hàng bán váy. Duyên quá cơ ! Làm cho khối người vào chơi chợ có sự tưởng tượng so sánh khập khiễng đúng đến độ không sai vào đâu được. Lồng thì có chim còn váy không có chim. Mở lồng thì chim bay ra, còn giở váy ra thì.... hát liên khúc nhé: "Chim ơi đừng bay nhé, hoa ơi hãy tỏa hương để cho đôi bạn trẻ đón xuân về" , "Con chim non trên cành cao hót véo von hót véo von, em yêu chim em mến chim vì mỗi ngày chim hót em cười". Ôi ! Ban Quản lý chợ thật tuyệt vời, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý mà làm cho một góc cuối chợ thêm đặc sắc hẳn.
Đi thế mà cũng mỏi chân, hoa mắt, ngạt thở. Trăm thứ bà rằn được bày bán. Số lượng hàng bán được không nhiều, người mua chủ yếu đi xem là chính. Tây, Ta mướt mát mồ hôi, mùi thức ăn nhanh, mùi bánh kẹo, mùi hoa quả lẫn lộn, càng tạo cho không khí trong chợ đêm thêm ngột ngạt.
Ưu điểm lớn nhất của chợ đêm là giá rẻ, nhiều loại hàng, nhiều kiểu dáng, nhưng cũng làm thất vọng lớn cho các du khách từ phương xa tới. Chợ không toát lên được nét đặc sắc gì của Hà Nội, các sản phẩm được bày bàn chủ yếu của Trung Quốc tràn vào. Người xem, đặc biệt là các du khách nước ngoài không còn có cảm giác được gặp gỡ một không gian chợ với những mặt hàng truyền thống của Việt Nam. Ngay cả những món quà ăn đêm về mặt hình thức, chất lượng đến mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được kiểm định chặt chẽ. Việc sáng tạo ra không gian chợ là một ý tưởng hay, vừa có thêm chỗ giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân, qua đó cũng là một hình thức quảng bá thu hút khách nước ngoài về nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Nên chăng các nhà quản lý tạo cho chợ một nét đẹp riêng giữa lòng thủ đô Hà Nội chứ không đơn thuần chỉ là nơi để xả những món hàng giảm giá, đồ thanh lý khi chuyển mùa, mua rồi bỏ đấy không dùng.

Nhưng cũng thật thú vị, bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết sau khi đi chơi chợ (???!). Ai không tin cứ một lần ghé qua chợ Đêm Hà Nội thử xem. Chắc hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị hấp dẫn hơn nữa trong những buổi họp chợ sau. Hy vọng thế .
---------Meo------

Painting Oil































Paiting Oil làm vơi nỗi...

Muôn mặt đời thường

Ông già trong ngõ nhỏ

ÔNG GIÀ TRONG NGÕ NHỎ
(viết tặng Papa Tuấn nhân ngày sinh nhật )
Ước chừng ông già này khoảng trên 70 tuổi, cái tuổi mà thời này không còn gọi là Cổ nhân thất thập cổ lai hy. Trông ông già không to cao béo bụng như những ông già vẫn hay đi ở ngoài đường. Người ông nhỏ gọn, trắng trẻo, xem chừng vẫn còn phong độ và kháu lão lắm.
Ông già này có một thói quen mà cả xóm dường như ai cũng biết khó tính, ông rất sạch sẽ và trật tự, và chỉ ưa sự yên tĩnh.

1. Lớp học
Nghe nói trước cửa nhà ông có một lớp học, học sinh đến học ồn ào rầm rập suốt cả ngày, xe cộ đưa đón cô chiêu cậu ấm đi học cứ suỳnh suỵch. Đỗ ở đâu không đỗ cứ trước cửa nhà ông đỗ xe và nhả khói. Không chịu được cảnh này, ông đã nhiều lần góp ý kiến và còn gửi thư phê bình lên phường, tích cực và tay chơi hơn nữa ông già còn vào hẳn 4rum của anh chàng họ Quách – Quách Tuấn Ngọc mà gửi thư nêu ý kiến về vấn đề giảm tải dạy thêm và học thêm. Nhưng cũng chỉ như muối bỏ bể. Học thêm dạy thêm vẫn lan tràn. Nhìn những đứa trẻ, cả ngày đi học ở trường rồi tối đến lại lao đi học thêm trông mệt mỏi thật tội.
Ông già chỉ có ý rung cây dọa khỉ thôi, mà khỉ thời nay giỏi lắm, dọa gì thì dọa nó cũng chả sợ chi. Được vài ba hôm đâu lại vào đó. Lớp học thuê hẳn một người chuyên phụ trách khoản dẹp đường để chặn không cho xe máy vào “khu vực cấm”.
Tưởng thế đã yên, lũ nhất quỷ nhì ma biết ông già khó tính vẫn hay quát chúng và không cho thân phụ đỗ xe trước cửa lớp học, thỉnh thoảng lại chơi ông một vố, chúng nháy nhau bấm chuông nhà ông già rồi chuồn, nạp năng lượng xong chúng bỏ đầy rác vào ô văng cửa nhà ông. Ông già tức lắm bởi toàn lũ bất trị. Cứ đúng gần giờ Dần, cái giờ ồn ào, đau đầu nhất trong mùa hè nóng nực các cô chiêu cậu ấm tụ tập vào lớp ông già từ trên tầng ba cầm cái bình tưới cây, Ông chăm sóc và tưới cây cảnh đấy chứ ! Cả lũ học sinh tiểu học đang nghịch như giặc ở dưới, thấy có nước tưởng mưa kêu ầm ĩ: Mưa ! mưa ! rồi chạy tóe vào lớp học. Ông già ở trên thấy thế thích lắm, cứ tủm tỉm cười đắc thắng. Lâu dần, lớp học ngày càng phát triển, không địch nổi với thiên hạ để dành thái bình, ông đành làm học cách làm ngơ, nhưng thỉnh thoảng cũng vẫn ra oai tí chút, với mong muốn thay đổi cảnh học thêm của học sinh tiểu học. Nhưng đâu vẫn hoàn đó. Ông đành hậm hực chấp nhận sự tồn tại của cái lớp học - bởi chính thằng cháu ngoại ông cũng sang đó xin học thêm rồi.

2. Mai phục
Ông già có thói quen dậy rất sớm đi tập thể dục, sáng sáng 5h người ta đã thấy ông trong bộ sooc trắng giầy bata nghiêm chỉnh, trông rất sì_po_rờ_tờ đi tập thể dục. Trước khi đi tập thể dục ông thường quét dọn trước cửa nhà cho sạch sẽ. Rồi ung dung đi tập. Mấy hôm nay lại thấy ông già khó tính, và trông có vẻ rất bí hiểm.
Cứ đi tập thể dục về là ông lại phải tập thêm một bài thể dục phụ. Hót shit dog ! Thật khổ thân ông già, và căm ghét con chó mực nào sáng chạy nhông ra đường rồi cứ mặt tiền ….Thái Hà nhà ông thoáng mát sạch sẽ mà chúng nó phẹt. Có hôm còn đến 3 phát thẳng hàng như đội quân duyệt danh dự. Ông già cáu lắm nhưng chưa có dịp phát hiện ra thủ phạm.
Một tối thấy ông đi đâu về, tay cầm một túi nho nhỏ trong toàn sỏi, sỏi thôi chứ không phải đá hộc. Ông lầm lũi mang lên bancon tầng 3 giải sẵn như chơi ô ăn quan.
Ngày hôm sau, không thấy ông đi tập thể dục, ông lên sân thượng tập từ rất sớm rồi lặng lẽ rình thủ phạm.
Bất ngờ một đôi cún từ cánh tả trong ngõ nhà ông phóng vụt ra, chưa đầy mấy giây sau, một con mực nữa đuôi cộc nhắng nhít phóng theo. Một con, hai con, ba con, … có hôm đến 5 con ! Chúng chạy nhắng ra tít đầu ngõ, phóng hết tốc độ rồi lại phanh đột ngột, hệt như lũ dử mỡ thừa năng lượng. Đuôi xoắn tít ve vẩy không ngừng vì được gặp nhau. Sau một hồi chạy cho đỡ cuồng cẳng, chúng lại chạy về địa điểm tập kết.
Đây rồi, thủ phạm đây rồi !!! Từ trên cao tia xuống phía dưới, ông già đã tìm ra được thủ phạm, con mực cộc đuôi đang ghếch chân vào tường nhà bên cạnh tè một bãi, rồi rất nhanh chạy bắn ra ngõ. Không kịp ra tay. Ông tiếc rẻ. Nhưng vẫn kiên trì thập điện mai phục. Cuối cùng cũng có kết quả. Lần này con mực ở đâu lại hồng hộc phóng về hít hít ngửi ngửi trước cửa nhà ông để tìm lại “hương xưa”, loanh quanh mấy vòng nó ghếch mông tính kế làm một bãi. Nhanh như cắt, ông già đứng trên cầm một viên sỏi ném viu một cái. Thật thiện nghệ, viên sỏi trúng ngay đầu con cẩu. Quá hoảng hốt và giật mình vì bị nã đạn, con chó sủa ẳng lên một tiếng nhưng vẫn chưa muốn đứng dậy, nó lại đần mặt ngồi thêm mấy giây…. Lần này ông già cầm cả vốc sỏi, dốc sức ném từ trên xuống. Đạn bay như mưa, tới tấp tấn vào đầu, vào lưng vào mông con chó. Thấy không thể giải quyết nỗi buồn tại một chỗ đầy tên bay đạn lạc với 1 Ông du kích loại gồng, con cầy kêu ăng ẳng vì đau bật đứng dậy cong mông phóng vụt đi mà chưa kịp nhả lại đạn phản công.
Ông già cười hi hí. Cửa nhà ông từ hôm đó sạch bóng quân thù.

3. Bữa sáng của Ông già và hội phở
Đến hẹn lại lên, đều như vắt chanh cốm cam sành, 8h sáng thứ 7 nào cũng vậy Ông già dậy từ rất sớm đun nước pha sẵn ba cốc café nâu. Ba cốc thôi, một cho ông và hai cho hai ông bạn vàng. Cả hai đều học cùng ông trường Bưởi – tức Chu Văn An lớp 1B. Vâng lớp 1B. Cả nhà vẫn thấy ông “thỉnh thoảng thường xuyên suốt ngày” nói đến lớp 1B. Đấy là hai ông bạn chí cốt, một giờ là giáo viên vật lý đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn yêu nghề. Ông này được gọi bằng cái tên rất thân thiện – Bố Hg; ông kia thì đã từng vào tù ra tội – được lưu tên vàng trong Maison central – ông là tù cộng sản.
Người ta nói hai mụ đàn bà với 1 con vịt thành một cái chợ. Nhưng có lẽ người cần phải bổ xung thêm 2 Ông già và 1 Ông già là 3 cái chợ.
Sau khi pha phách sẵn đồ uống xong ông lên mặc quần áo và chờ 2 ông bạn già. Ông nhấp nha nhấp nhỏm ngồi đợi nôn nóng như chờ vợ đi chợ về..
Ông thứ nhất xuất hiện, rồi ông thứ hai xuất hiện. Sau một màn chào hỏi và bàn về vấn đề the weather today, ba ông Tam Đa cưỡi ngựa sắt đến hàng phở. Cứ phi vòng quanh là phi vòng quanh tuần nay ông này trả thì đến tuần sau ông khác trả tiền. Ăn phở cũng sành điệu, phở phải có quẩy, mà quẩy phải giòn , có giòn các cự mới xơi. Phở phải đủ tương ớt dấm tỏi chanh tươi tương vào nữa thì mới đủ vị. Chưa hết, chỉ số coletơron cao vượt ngưỡng cho phép nhưng 3 Ông Tam Đa vẫn tỏ ra rất khinh xuất, trước khi ngồi xuống hàng ăn bao giờ cũng phải nhắc lại câu: Cháu nhớ cho Bác thêm thêm nước béo vào nha!
Phở hôm nay quẩy bị ôi, các ông về chê kinh quá.
Về đến nhà cũng là lúc bà vợ tong tả đi chợ về, sẵn có mớ trứng lộn tươi, bà gọi ông hỏi có ăn trứng lộn không ? Từ trên tầng hai đang thay quần áo, vốn tai ngễnh ngãng ông gióng giọng xuống rất hồn nhiên: Cái gì. hở….ở ????
Sau khi thống nhất ý kiến hội đồng, ba ông hạ gục nhanh tiêu diệt gọn 3 hôvilô (hột vịt lộn). Cuộc trò chuyện nổ ra như cào cào giã gạo về các vấn đề trên giời dưới biển, nhân tình thế thái…
Ba Ông đang uống cafe sữa và thao thao bất tuyệt bất chợt 1 Cán Bộ Nhà nước đi qua, một ông chặc lưỡi tiếc rẻ nói: tiếc quá thằng V nhà tôi nó it tuổi hơn không thì…, tiếc quá, tiếc quá.
Ông kia cũng không phải tay vừa, kém miếng khó chịu, nhưng lại tế nhị hơn, ông ngồi im thin thít không nói. Vẻ mặt rất đăm chiêu.
Tới giờ tan cuộc, ông Kh về trước, Bố Hg nhanh trí khéo mồm: Ông về trước đi, rồi chui tọt vào nhà tắm giả vờ rửa tay. Ông Kh nai tơ về trước thật. Bố Hg rửa tay rồi ở lại buôn tiếp hiệp hai với Ông già trong ngõ nhỏ.
Đột nhiên Bố Hg cất tiếng - này tôi còn thằng con út, con nhà ông nó có ai chưa.
Ông già ậm ừ, lửng lơ con cá vàng. Đang mải mê suy nghĩ xem thằng cu đấy trông thế nào, Bố Hg tiếp lời ngay - hay hôm nào tôi dẫn thằng con tôi đến đây cho chúng nó gặp nhau. Con mình như thế, nhà mình như thế mà để cho người khác thì phí lắm, có gốc gác cả lại chỗ thân tình tin tưởng….abc…dđef …
Uh cứ thử xem thế nào, xem chúng nó có ưng không, chúng mình chỉ nổ bộc phá, mở đường cho chúng nó xung phong, được hay không còn là cái duyên nữa, không được thì vẫn là con cháu trong nhà, tôi với ông cứ phải thỏa thuận thế trước - giọng Ông già chắc nịch.
Bố Hg khi đó phấn khởi ra mặt, trông vẻ mặt ông như đã lâu mới lại được thấy bầu trời trong xanh bao la phía trước hiện ra. Chỉ bàn có thế, như nắm chắc được thế cờ trong tay, bố Hg nhanh chân dắt xe máy ra về hẹn Ông già vào một ngày đẹp trời cho đôi bên Kim Kiều hạnh ngộ.
Sau khi Bố Hg ra về, dọn dẹp chiến trường song, Ông già làm một gói sữa tươi với khẩu hiệu “Hãy làm thỏa cơn khát của bạn !”.
Lúc này đã là 11h.

4. Chiếc tủ thiên đường
Ông già có một cái tủ. Cái tủ của những cái tủ thì đúng hơn. Trong đó cơ man nào là chiến lợi phẩm mà ông thu hoạch được. Có thể nói đó là một thiên đường chống đói cho những kẻ cơ nhỡ lòng dạ vào ban đêm, chống ốm đau với người cần bổ thận tráng dương tăng cường sinh lực, rồi hoạt huyết dưỡng não, tăng cường trí nhớ, giảm sì trét và chống co_lét_tơ_rôn.
Cứ mở cánh tủ ra, nhớ là mở từ từ thôi nhé, không là tất cả sẽ đổ ào xuống ngay tắc lự ! Lọ to lọ nhỏ, lọ lớn lọ bé xếp chồng chéo lên nhau, ngăn trên ngăn dưới không còn chỗ nào để thở. Chưa hết, vì thiếu đất canh tác, ông nghĩ ra một kế. Đóng thêm máy thanh tà vẹt vào cánh của để gác những vật dụng luynh tuynh. Như ống hút nước giải khát, một cái thìa inooc sáng choang, một lọ cồn y tế, bông ngoáy tai, tăm xỉa răng, rồi còn cả một bao cao su nữa - ấy ấy đến đây xin mọi người đừng hiểu nhầm đấy là bao đựng mấy cái chun vòng chứ không phải loại bao cao su OK nhà vô địch, thôi thì cùng là một loại cao su mà ra cả nên mình cứ gọi tắt thế cho tiện. Đúng là thế hệ này vẫn còn mang nặng tính tích lũy thời bao cấp nhiều lắm …và trong chốn thiên đường đó còn nhiều các thứ linh tinh và vân vân được tích lũy từ lâu mà không sao kể siết.
Nhìn vào cái tủ của ông trông phát ngốt, không bừa bộn nhưng có quá nhiều thứ. Với những kẻ đói lòng ban đêm, vào cái lúc mà lòng dạ cồn cào nhất không hiểu vì đói ăn khát uống hay cồn cào vì bão lòng thì đó lại là một chốn thần tiên. Thôi cứ cái tủ thiên đường của ông già tên trộm lôi ra mà tự xử.
Nào thì mở tủ, mở mãi khong được. Hôm nay lại chiêu mới. Chốt kiểu mới. Mọi hôm có chốt tủ đâu. Hôm nay thì một cái đinh nhọn hoắt xuyên vào cánh tủ. Thế này thì đúng là đến lúc lẩm cẩm thì có đến bố tên trộm cũng chả nhớ ra được cách mở tủ thế nào.
Loay hoay nhẹ nhàng đọc câu thần chú “ Vừng ơi mở ra” một hồi rồi cuối cùng cánh tủ cũng mở.
Ồh, có thực phẩm mới. Thảm nào có chốt kiểu mới.
Có cả cafe sữa nhãn hiệu con Chó này, ờ mà tên trộm đói quá nên mắt mờ đọc nhầm con Ó thành con Chó. Chính xác phải là Cà phê sữa hiệu con Ó. Rõ khổ. Đói nên mắt nó mờ ! Trên này không có nước sôi nên thôi đành ngậm nguồi chia tay ly cà phê Ban Mê.
Lại còn có cả bánh chả Hàng Điếu nữa. Lạy chúa Jesuma ! Adidaphat !
Thật là may mắn, đúng là ở hiền gặp lành, đúng là ở trên cao trăng thanh gặp gió mát, ở dưới đất gió Lào gặp Cát trắng. Gói bánh chả đã được bóc một góc rồi, cứ thế mà chén thôi. Chứ mà chưa bóc ăn vào là lộ thiên ngay. Khẽ thôi nhé, nhẹ nhàng với cái túi lilon thôi không nó kêu sột soạt trong đêm khuya là ở tầng dưới có tiếng ho đánh động ngay. Này thì bánh chả này ! Bỏ tọt một cái vào mồm. Đang đói ăn thấy vào, nhẹ nhàng, móc thêm mấy cái nữa. mang ra vừa ăn vừa lướt web. Cuộc đời của kẻ single không còn gì thanh tao hơn !
Ăn bánh chán, ngựa quen đường cũ. Lại mò ra mở tủ. Ô hô, còn lọ lạc rang được ngụy trang khéo quá. Nhưng khéo cũng không qua nổi ngọc nhãn của tên trộm. Chắc lạc này giữ để thết bạn đây. Hơ hơ, này thì lạc rang tẩm húng lìu Bà Vân chính hiệu phố Bà Triệu này, này thì giấu này, này thì thần giữ của này. Tên trộm làm một vốc ăn cho thỏa thê, hết vốc này đến vốc khác. Đến lần cuối cùng đang định lấy thêm vốc nữa, chợt giật bắn mình vì lọ lạc vơi nhanh quá. Méo cả mặt. Chả biết làm thế nào. Thôi đã chơi thì chơi cho chót. Làm nốt phát cuối cùng, để lại một ít gọi là lịch sự rồi lấy tờ giấy đề vào mấy chữ:
“ THUỐC CHỮA HO, CHỈ DÀNH CHO TRẺ EM TRÊN 80 TUỔI”
bỏ vào lọ lạc rồi ngụy trang lại như ban đầu.
Hôm sau không có chuyện gì sảy ra, rồi hôm sau, hôm sau nữa cũng không có chuyện gì sảy ra.
Cho đến một hôm khi tên trộm đang ngủ trưa, thấy ông già lên mở tủ định tìm lọ rượu thuốc bổ trong đấy. Tên trộm nằm im thin thít như giả đò ngủ rất say. Thấy ông loay hoay lắc lọ lạc nhìn vào một cách khó hiểu, mấy viên lạc còn sót kêu lóc cóc trong lọ nghe thật vui tai. Đột nhiên tên trộm giật thót mình.
Giọng ông vang lên: “BỐ TIÊN SƯ !!!”