Ou est l'écho de l'amour

haha

:)) héhé

Papagazi





Ảnh viện: xin lỗi Chị, Chị là phóng viên báo nào ạ ?
Mèo AK: À, Tôi là phóng viên của báo "phòng không" !

Hoa súng tại Hồ Thiên Quang - Quốc Tử Giám
(photo by Meo AK)









AK làm pagazi chụp ảnh đám cưới cho Giang béo.
(photo by meo ak)

Giống quá cơ





Trông giống mình thế nhỉ :))


Lên non mới biết non cao

Chuyến phượt cõng chữ lên non quả là mệt nhưng cũng vui.
Khi gặp thầy hiệu phó hồ hởi khoe thực hiện chủ trương của sở của bộ nên đã khuyến khích các thầy cô tự trang bị được 100 % máy tính ở nhà. Nghe thấy cũng mừng vì có máy tính nên các thầy cô giáo ít nhiều cũng được tiếp xúc với công nghệ. Lại vui hơn nữa khi nghe thầy hiệu phó khoe năm nay khuyến khích các thầy cô phấn đấu mua máy tính xách tay để thực hiện chủ trương "ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy". Thế này thì mừng quá, các thầy cô dưới này mà phấn đấu được như thế thì các em học sinh cũng được hưởng phúc lây.
Nhưng trình độ tin học các thầy cô thế nào thầy nhỉ ? Thầy hiệu phó ngừng một lúc rồi bảo trình độ các thầy cô cũng khá rồi đấy.
Vâng, cái này để lên dạy rồi em sẽ hỏi cụ thể.

Quả thật, trong chăn mới biết chăn có rận. Các thầy cô 100% có máy tính lâu rồi nhưng việc sử dụng máy tính thì quả là không biết oánh giá thế nào cho phải đạo ?! Toàn những thầy cô tốt nghiệp đại học sư phạm Hà nội ra trường về phục vụ quê hương đấy, nhưng nhiều cái tư duy thì đúng là em cũng bó hai chi trước, trói gô hai chi sau :))

Giờ thực hành, phát cho mỗi người một tờ bài tập để làm thực hành, tất nhiên trong bài thực hành thì AK có đánh cái dấu chấm hỏi để mọi người sử dụng hàm tính toán rồi đưa kết quả, nhưng vẫn có một số học viên hỏi là em có phải điền dấu hỏi vào bài làm không ? - Iêm cũng đến chịu chứ không bưỡn, không hiểu các bác thinking cái gì nữa.

Đến lúc làm cái ví dụ minh họa cho bài giảng môn sinh vật, chú thích cho hình thì AK đề là "Gấu bắc cực" nhưng máy tính không có ảnh con Gấu bắc cực nào cả mà phòng lại không nối mạng nên lấy đại một ảnh con chó mực cho vào. Và nói rất nhanh phần này nhưng quên không nói đây chỉ là ảnh minh họa. Vừa dứt cái ví dụ cho các học viên xem thao tác chèn ảnh thế nào vào cái phần mềm Violet thì đã có một học viên phát biểu luôn là: "Rõ ràng em thấy cô bảo là ví dụ về Gấu Bắc Cực, nhưng sao ảnh lại là con chó, em thấy con này là con chó chứ có phải Gấu bắc cực đâu" - Đúng là thắc mắc rất chính xác, vì lúc nãy trong lúc làm thực hành mình quên không nói với cả lớp là máy tính của mình không có ảnh con Gấu bắc cực nên phải thay tạm bằng con Chó mực =))

Phòng học, được trang bị khoảng 40 máy thì chỉ có 15 máy hoạt động, 3 đến 4 máy dùng chung một cây, tất nhiên là không có máy in rồi. Lắm lúc đang học, sụt điện là tắt ngóm hết cả mãi mới khỏi động lại được. Khi máy khỏi động lại được rồi, tranh thủ có máy trường, một học viên nghiến răng nghiến lợi nhấn chuột vào biểu tượng in rất nhiều lần mà không thấy nó in ở đâu và không thấy tờ giấy nào in ra cả, gọi thất thanh hỏi Giáo viên : Cô ơi, em ấn chuột vào pờ rin mãi mà nó không ra giấy.
Nghe thấy mà não hết ruột, làm gì có máy in mà in, AK vừa cười vừara nhẹ nhàng bảo đùa anh chờ tôi cho tờ giấy vào mồm đã rồi mới in được chứ. Cả lớp cười rinh rích. Tưởng thế đã yên, một cậu ngồi bên cạnh lại dướn người thò nửa cái mặt lên trên cái màn hình hỏi: cô ơi thế giấy in nó ra đường nào ?
Vừa buồn cười vừa ức chế, không hiểu sao lúc đấy lại mạnh mồm và tự tin đến thế, AK trả lời luôn rất vô tư mà không hề nao núng: Vào đường nào thì ra đường đấy !
Cả lớp phá lên cười.

Lại nói đến cái chuyện nói ngọng và đọc tiếng anh nữa, chẳng phải chê bai hay gì nhưng không thể hoãn cái sự cười lại được. Học viên - cô giáo dạy tiếng anh hẳn hoi ngồi làm rồi hướng dẫn đồng nghiệp bên cạnh: mày ấn vào "pho mát" rồi "cờ ních" vào đấy rồi "1 i ét, 2 lâu lâu", sau đấy mày ấn "lếch" rồi ấn "phi lít" (thì ra công nghệ thông tin là ở chỗ đấy... chả cần biết là gì chỉ cần nhớ là Một lần bấm Yes, 2 lần Bấm No, No - là công nghệ được thực hiện :)) )
Cổ họng cứ rung bần bật, mình đã là cái đứa đọc tiếng anh chuối mắn nhất rồi, nhưng nghe quả phát âm tiếng anh theo kiểu núi rừng Yên Thế thì đúng là "chào bác em ngược". Ngứa mồm, cộng thêm tinh vi và để cho lớp đỡ tẻ nhạt nhưng không đến nỗi thô thiển AK đùa tếu: lớp mình đọc tiếng anh thế này chẳng khác gì tôi ngày xưa bị cô giáo bắt phát âm động từ "nấu cơm - cook" chia ở thì quá khứ đến 4, 5 lần vì phát âm sai. Cả lớp lại phá lên cười, mình tưởng lớp chỉ đọc lại nho nhỏ thôi, nhưng tưởng vẫn là tưởng mà còn hơn thế lớp được thể còn đồng loạt phát âm lại "cúc cựt" rất chi là to.
Nghĩ bụng, phát âm thế vẫn chưa bằng AK "Cúc cựt" phát nào là ra "cúc Cựt" phát nấy.

Được cái, các thầy cô trên này sống rất tình cảm, rất hiều khách, mọi người rất quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho cô AK - chắc tại thấy mình dạy cũng nhiệt tình giảng lý thuyết rồi lại làm thử luôn cho xem đến 3 - 4 lần lại còn lần lượt đi từng bàn cầm tay di chuột. Tuần thứ 3 lớp tiến bộ hơn rất nhiều, làm đã nhoay nhoáy . Thế là mừng rồi.
Tối về các thầy cô còn chúc AK ngủ ngon (học tối thứ 7 mà) , sáng ra hỏi AK đêm có ngủ được không có lạnh không, còn được một bịch ngô mới bẻ ở đồng mang về nhà nữa còn dặn AK mang về nhớ luộc luôn không nó mất ngọt. Cảm động quá. Về khoe với bà chị cả là em được một bịch ngô mang về, bà chị thất thanh sao mày không chia cho nhà chị với. Vâng, lần sau nhé, em quên không khoe chị là em được một bịch nhỏ, 11 bắp !!! :))

Món ăn đêm Hà Nội

Ôi món ăn đêm mùa đông Hà Nội.
Một bát xôi nóng ú ụ với một lát pate, một nhúm ruốc, một quả trứng rán vàng kho cùng với thịt, một miếng chả cua. Một bát xôi nóng "lót dạ" lúc tan tầm, lúc đêm tối hết phim thế này hỏi rằng ai mà chả không gật đầu cái rụp đồng ý. Những cặp nam thanh nữ tú ngồi sát nhau, những cụ ông cụ bà ngót ngoài bẩy mươi đi tập tầm vông về cũng rủ nhau quây quần bên bàn xôi nóng hổi... rôm rả lắm một góc phố Hà Nội vào tối mùa đông.

Bép bép tiếng ngô nổ, than củi thỉnh thoảng tóe lên những tia lấp lánh như pháo hoa, mùi ngô nếp nướng thơm thơm, ấp ủ trong lòng bàn tay, kèm tiếng xít xoa của đôi bạn trẻ ngồi tẽ từng hàng ngô ăn nhẩn nha và không quên trao nhau những ánh mắt tình tứ. Anh khẽ thủ thỉ đọc bài thơ con cóc cho cô nghe rồi cả hai rúc rích cười:

"Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần"
Bên bếp than hồng, mặt cô gái mặt chàng trai cũng ửng hồng, duy chỉ bà bán ngô nướng với dáng vẻ lam lũ là mặt mũi nhọ nhem than củi, bà luôn tay quạt cho than đều lửa, lật đi lật lại cho bắp ngô nướng vàng đều chín mà không bị cháy...Tỉ tê ngồi hỏi, bà bán ngô kể nhà bà nghèo lắm, xoay đủ nghề để kiếm tiền cho thằng con đang học Đại học, mỗi ngày bà bán được trung bình 100 bắp ngô, ngày nào rét thì bán được nhiều hơn, có hôm bán được đến hơn 200 bắp, nếu tằn tiệm thì cũng có được chút gửi cho con ăn học, thấy tội tội nên có khách mua thêm cho bà mấy bắp.

Lại bên kia đường, chiếc xe tự chế ba bánh cũng bốc nghi ngút khói trong ánh đèn sáng nhờ nhờ chạy bằng acqui. Mùi sắn hấp nước dừa thơm bùi bùi beo béo, miếng sắn trắng phau được xếp rất trật tự, anh thoăn thoắt gắp sắn vào túi và cho lên cân bán cho khách hàng đi chơi đêm...

Còn xế xế nữa kia thì là hàng gì nhỉ, à bánh chuối ! Một chảo mỡ to trên có gác một cái giá để những chiếc bánh vàng rộm giòn tan, khách ngồi xung quanh hít hà vừa ăn vừa thổi, vừa thích vừa sợ, thích vì bánh ngon ăn vào ấm lòng sợ vì ăn lắm lại béo, chị bán bánh luôn tay hết nặn bánh rán rồi lại làm bánh ngô, còn bánh chuối thì làm rất công nghệ, cả quả chuối tiêu được đặt trong giấy bóng rồi đặt dưới cái đĩa lấy 10 đầu ngón tay ấn nhẹ một cái miếng chuối bẹp ra, chuối được nhúng vào chậu bột loãng rồi thả vào chảo mỡ... mùi thơm của chuối, của khoai của ngô mùi thơm của hoa màu đồng ruộng của bao công sức lao động tảo tần giờ được đền đáp dâng lên các thực khách.

Còn nhiều còn nhiều lắm món ăn đêm Hà Nội, bánh bao nóng, bánh khúc nóng, hạt dẻ rang nóng...và còn nhiều nữa, cứ thử lang thang một đêm quanh Hà Nội là thấy hết được các món ăn chỉ có riêng rất riêng ở Hà Nội mà thôi... nhưng có còn thật sự riêng không, khi mà hàng đêm ta không còn nghe thấy tiếng rao của một bà cụ già: "Ai lạc rang, ngô rang, hạt dẻ hạt bí nào" hay tiếng đạp xe vội vã kèm tiếng rao hàng đến lạc giọng của ông già: " Khúc nóng ơ..ơ" hay tiếng rao bán: "Bánh mỳ loóng giòn đê..ê"

...lại hoài niệm rồi :(

Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ món ăn từ những món bình dân đến xa xỉ. Nghe như có vài con kiến đang bò bụng, không phải vài con mà là cả một đàn một ổ kiến đang bò bụng thì phải. Lang thang trên phố cả tối nay giờ ta nên dừng chân ăn gì nhỉ cho ấm lòng đêm đông Hà Nội, cho lũ kiến đỡ bò đỡ quậy phá lòng ta ?

Sịt

Sịt thật, đúng là sịt thật chứ không sịt đùa đùa nữa. 5 MSc ra đời, thằng đầu đàn nhắng nhít, hô hào anh em đóng góp mỗi thằng 1 triệu dự định khao to cả phòng sau khi bảo vệ xong. Đang sướng vì thoát cái nợ làm LV, thằng nào cũng hỉ hả. Hỉ hả nhất là ông S - nát đầu đàn, hỉ hả hơn cả là bà G béo, mở mồm ra là LV em thế này thế nọ, mồm rất to, nghe nhiều mà giức hết thủ. Những tưởng bảo vệ xong là lấy được tiền, mỗi đứa 4 triệu thêm 1 triệu trường hỗ trợ cho khi làm LV nữa là 5 triệu chắc mẩm thế. Lại thêm quả được tăng lương, cũng bị tính vào vị chi phải chìa ra là 1T2. Chả biết nên vui hay không. Mèo AK chỉ cảm thấy rất đỗi bình thường không phê tột độ như mấy chiến sĩ kia, các vị cứ phê phê là.
Ừ thôi thì hòa đồng cùng anh em, kế hoạch anh em thế nào thì đáp ứng thế. Th béo ưỡn bụng ngồi bạnh mồm tính nhẩm thịt được của anh em cũng phải đến chục triệu, kế hoạch đi pích lích đã được đề ra, Th béo còn hùng hồn tuyên bố với số tiền như thế sẽ cho mỗi anh em 2 con gà nướng đất, 1 con dũi quay tha hồ mà ăn :)) Máu lửa hơn bác Hoán còn bảo thích thì tao xuống bảo tổ điện cắt mẹ nó điện tòa nhà vào thứ sáu, chúng mày tha hồ đi chơi :)) cả phòng vỗ tay cười nghiêng ngả. Bụp phát, chef về kêu thứ 6 chef bận, thôi thế là toi vụ đi chơi bị xịt. Ừ thì không đi chơi, tiền không tiêu thì vẫn còn đó. Nhưng tiếp sau thì sao ???
Sau một tuần, mèo AK và G béo tiên phong đi làm giấy tờ thanh toán, giờ phải thế, cái gì làm được là làm luôn, dứt điểm. Loay hoay một tuần làm giấy tờ, thủ tục thanh toán. Xuống phòng đào tạo sau đại học, ặc ặc, không hiểu thế nào, giấy tờ của mèo AK làm khá nhanh, xoẹt một phát sau một tuần và trong một buổi chiều lĩnh lại luôn 5 triệu, thế là phải trích ra 1 Tr để khao phòng rồi. Chờ anh em Đinh Bộ Lĩnh nữa là làm cú hoành tá tràng. Hôm sau, ba anh em còn lại trong phòng ra đòi thanh toán, mặt mày méo xệch vì không đủ điều kiện. Phải bằng khá trường mới thanh toán toàn bộ cho. Khakhakhakha thế mới đau. Nhất là ông đầu đàn, mặt cứ tiu ngỉu trông thương quá. Nhưng mà không biết thế nào, lĩnh lại 5 Tr thì cũng coi như đít bị dính keo con voi vào trường, anh em còn lại không được thanh toán có khi lại hay, được bay nhảy ra ngoài mà chả phải ràng buộc gì. Thế là thôi, liệu vụ khao khiếc có bị sịt không, có khi không mà có lẽ pháo đạn sẽ bị nã lên cái thẻ BIDV của mình. Ặc ặc
Tham thì thâm con G béo bảo thế, 5 đứa thì chỉ có mèo AK với nó được lĩnh xiền, lĩnh xiền xong hôm sau mình mới biết hóa ra lĩnh xiền phải có bằng khá, nói chung điểm chác mình cũng chả quan tâm làm quái gì, may là thu lại được khoản bỏ ra chứ không lại bức xúc toàn tập. Chẹp, mang xiền về trả nợ thế là cũng chả còn cóc khô gì, chả sắm được Shit gì cả.
Đúng là sịt !

Khát vọng

Hãy sống như đời sông
để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đời núi
vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào
để thấy bờ bến rộng

Hãy sống và ước vọng
để thấy đời mênh mông


Và sao không là gió
là mây
để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa
dâng mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca
của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời
gieo hạt nắng vô tư


Và sao không là bão
là giông
là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống
xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim
gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời
gieo hạt nắng vô tư...

Cõng chữ lên non


Hihi, thật là thích, mình lại có một chuyến phượt 1 tháng vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Chuyến "Cõng chữ lên non" nghe oai như cóc cụ.
Sau hai ngày xả hơi thấy không chịu nổi nữa rồi, nghe phong thanh có chuyến Bắc Giang nên tiếp cận mục tiêu đăng ký luôn, chỉ ý định là đăng ký thôi, đi đợt 3. Khoa CNTT gọi bụp phát đi luôn đợt hai. Vãi cả tè.
Đoàn gồm 10 người, xuất phát từ 1h chiều thứ 7. Xe anh bon bon trên khắp nẻo đường, tới mỗi huyện của Bắc Giang, thả một đồng chí xuống. Mình ở chặng cuối của chuyến Hiệp Hòa, Tân Yên, Nhã Nam, rồi Yên Thế. Xe rộng thênh thang, toàn cán bộ trẻ (trẻ lại trẻ quá). Một mình ngồi ở đuôi xe, xóc nhảy tưng tưng, ngắm phong cảnh thật là thú vị. 4h xe đã dừng trước cửa trường THPT Nhã Nam, trường học khá khang trang, sạch đẹp, trường nằm trơ trọi giữa khu đất rộng mênh mông không như mình nghĩ ban đầu... hehe, được đón tiếp thật nồng hậu, như là Bác Hồ về thăm Yên Thế vậy kaka, ai cũng dành cho sự ưu ái nhất, từ cô hiệu trưởng đến ông thầy hiệu phó khá thân thiện và chu đáo...Sau khi trình bày chương trình dạy trong 4 tuần, ngồi nghỉ một lúc, 6h đi ăn với ban giám hiệu. Một lúc thì mất điện, sướng rơn :)), nằm chờ trong ánh sáng nung na nung ninh của ngọn nên, tối hun hút, lạnh buốt, giun dế kêu quanh phòng đến 7h điện về bản.

7h30 lắp máy móc, bắt đầu công cuộc "đứng lớp". hihi. Vui ra phết... mỗi tội các em (các thầy cô giáo) kêu mình nói nhanh quá =)) sau phải giảm tốc độ đi đến từng bàn cầm tay di chuột... Thầy cô nào cũng trẻ măng, có con cái hết cả rồi, cứ xin cô ơi cho em về sớm em cho con em bú kaka
Hôm nay buổi đầu thế là tàm tạm. Lớp học cũng khá đông, khoảng 40 chục thầy cô. Hehe, không ai đoán chính xác tuổi của AK.
Không hiểu tiếp đến món flash khó thế các bác có xơi được không...
Hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, course học thành công, chí ít ra thì cũng khai hoang được cho các thầy cô vùng núi rừng Yên Thế. (Đừng có chê cơ sở vật chất ở đây, máy tính ngon lắm, một phòng 40 chục cái, mà hai phòng lận).
Tuần sau đi sẽ mang máy ảnh đi theo chụp vài cái ảnh cho các cụ ở nhà xem, không các cụ lại "quét sừn mắc" hehe.

Tối nay,
...trong này, 1 mình 2 phòng (chú ý là: 1 mình 2 phòng nhé chứ không phải 2 mình 1 phòng, đừng có mà nghĩ cong, :)) kaka). Phòng rộng thênh thang, gió hun hút lùa sau khung cửa, giun dế kêu inh ỏi; ối giời, phòng rộng lại thêm không gian bốn bế giữa núi rừng yên tĩnh đến thế là cùng, con thạnh thùng già trên trần nhà đột ngột tặc lưỡi một tràng to tổ bố phá toang bầu không khí tĩnh lặng, làm gái Hà Lội giật thót mình - đúng là thần hồn nát thần tính.
...ngoài kia,
"Gà khuya văng vẳng mênh mang gáy
Sương lạnh sau nhà lộp bộp rơi"

Tối 29/11/2008 - Trường THPT Nhã Nam - Bắc Giang

Hẫng

Trưa nay, ngồi lọc được mấy cái ảnh đẹp đẹp để rửa làm kỷ niệm, nghe guitare hay quá ;). Đã hai ngày được thỏa mong ước là đi làm về không phải úp mặt vào máy tính, học hành nữa. Tối qua đi bộ lang thang trên Bờ hồ, định vào xem triển lãm tranh của "Bùi Xuân Phái với tính yêu Hà Nội" thì nó đóng cửa thế mới cú. Xem ra tranh của ông Bùi Xuân Phái lúc còn sống ít hơn là lúc ông chết bởi bị nhái nhiều bản quyền nhiều quá. Lang thang mấy quán sách thấy vắng teo, thích thật. Kiếm được hai cuốn truyện của Marc Levy - đã gặp ông này ở hiệu sách trên Tràng tiền, thử đọc xem thế nào thấy bảo sách bán rất chạy ở Pháp và được dịch ra 37 thứ tiếng. Hết nhẵn xiền nên chỉ mua được hai cuốn Gặp lại - vous revoir và cuốn Nếu em không phải là giấc mơ- Et Si C'etait Vrai ?. Đọc giới thiệu thấy có vẻ sài được nên quyết định thót bụng mua luôn, thót bụng xong tí tụt cả quần =)), thích đọc hơn là xem phim.

Giờ thì thấy hụt hẫng thế nào ấy, có lẽ vậy, vì cái mốc cần đạt đã được thực hiện, giờ lại muốn có một mốc khác mục đích khác để làm. Mọi người cứ bảo xả hơi đi cho đỡ streesss nhưng lại thấy bắt đầu hỏng người rồi. Không sợ đời bầm dập khó khăn vất vả chỉ sợ sống không có mục đích khẹc khẹc ... tiếp tục nữa nhé :)) đời là mấy tí... tiến lên đi ngại ngần chi. Làm quả giống Bác Hồ ấy, ra đi tìm đường trước là cứu thân sau là cứu Quốc :)) xả streessssss nốt đi rồi sắc cà lè túc tà túc tiệp. Pháp nhé, hay Đan Mạch, Hay Bỉ, hay Đức, hay Canada hay Thụy Sĩ hay Thụy Điển hay Ý. Hàn Lâm quá khẹc khẹc.

Phản biện

Trong đời, những người may mắn được có cơ hội học hành và có cơ hội được một lần làm cái luận văn thì quả là một hạnh phúc lớn lao dù có hơi khổ ải theo nhiều nghĩa.
Mỗ tôi chót hân hạnh có được một may mắn đó. Để cho đứa con tinh thần được khai hoa nở nhụy tốt đẹp đúng thời hạn,công đoạn này thật kỳ công. Ở đây không nói đến từ đầu đến cuối công đoạn đó mà chỉ xin điểm lại chặng áp chót - công đoạn đưa đứa con tinh thần đi phản biện. Nhóm làm LV chỉ duy nhất mình mỗ tôi không phải là nam. Thôi gì thì gì cũng là một cái cớ để được ưu tiên từ chuyện đi lobby đến chuyện được đưa đón hay đi liên lạc.
Đến gặp phản biện những chuyện "vận động ngoài hành lang" mạn phép không dám kể vì thực tế nó thế nó vốn thế. Và vì "C'est la vie !" Nhưng điều mỗ tôi muốn nói ở đây là trong chuyến ngao du đi gặp phản biện lần này quả là có nhiều thứ để học hỏi. Nhất là cách và phương pháp tiếp cận vấn đề, đã đành là một nhẽ thầy phản biện nào cũng nói tới, cũng nhắc tới. Nhưng còn một kỹ năng nữa cũng quan trọng không kém đó là kỹ năng thuyết trình thế nào thì chỉ có vị giáo sư này làm nhóm mỗ tôi thấy thật tâm phục khẩu phục.

Ngày nhận lại ý kiến của phản biện. Nhóm tôi ngồi bao quanh thầy trong một căn phòng chật hẹp của khu tập thể cũ kỹ nhưng bên trong bày toàn Giôn xanh ,Giôn vàng, St Rémy, whisky,. Mao Đài... với những hình thù rất kỳ quái và bắt mắt. Để cho đỡ mất thời gian sau mấy phút chào hỏi. Mỗ tôi đi thẳng vào ngay vấn đề:
- Thưa thầy, thầy đọc và đóng góp chỉ bảo cho chúng em...
- Vị giáo sư giương mục kỉnh, à của anh này làm về SW hả... anh làm tồi quá. Một cái Luận văn mà anh làm thế này thì không ổn, thế này đem ra hội đồng bảo vệ ra làm sao. Ông nào cũng mắc một cái tật chung là ở trên nói rất hay phần giới thiệu nhưng nhân chẳng có gì, nói hay thế này các ông ra hoạt đồng Đoàn Đảng hết cho tôi, các ông toàn treo đầu dê bán thịt chó, đến phần thực hành các ông đang vận hành thì cho nó không đột tử thì cũng cho nó đột ngột thở hắt ra không thì cũng tự tử bất thình lình như diễn viên tài tử điện ảnh Hàn Quốc làm người xem bạn đọc cứ đi hết từ hang Sửng Sốt này tới hang Sửng sốt khác.

Trong khi nói vị giáo sư sử dụng các hình thức giáo cụ trực quan bằng tay, mắt, mũi, rất hùng hồn dơ lên hạ xuống, đánh hai tay vào nhau, vỗ vỗ xuống bàn. Học viên anh nào anh nấy ngồi im thin thít há hốc mồm "Bạch cụ con xin nghe". Nhấp một ngụm nước chè, vị giáo sư nói tiếp:
Các anh các chị làm một luận văn cũng như chắp bút cho một dự án xin tiền nhà nước phải có tính logic phải có sự kết hợp một cách logic đưa từ lý thuyết đến thực tiễn phải gắn liền với nhau, chứ đừng có ông chẳng bà chuộc. Đơn cử ví dụ như một dự án... dự án... dự án - ngước mắt nhìn lên trần nhà nhìn hồi lâu lại cúi xuống nhìn xuống bàn...dự án....
Không biết là lấy dự án gì để minh họa cho các con giời dễ hiểu. Sẵn có đĩa chuối ngự nho nhỏ gần chục quả bày trên bàn đãi khách, mắt vị giáo sư sáng lên... vị giáo sư tiếp lời - Đơn cử ví dụ như một dự án trồng chuối chẳng hạn. Các anh chị phải biết đặt vấn đề phải biết nêu mục địch của dự án trồng chuối là gì. Tại sao lại trồng chuối.Trồng giống nào, nguồn gốc xuất xứ. Trồng loại chuối gì ví dụ trồng chuối có hột hay không có hột, thời gian trồng là bao lâu một buổi hay cả tuần , các anh trồng chuối vào thời gian nào sáng hay tối hay trưa để cây quang hợp tốt nhất...vân vân, đối tượng được hưởng là đối tượng nào, người già trẻ em hay phụ nữ...Rồi từ đó mới phân tích tính năng công dung của chuối. Các anh các chị phải biết cách đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề.

Lại nhấp một ngụm nước chè nữa, và vẫn lấy chuối làm trung tâm, vị giáo sư hùng hồn phân tích tiếp, các anh chị sau khi phân tích được các mục đích yêu cầu, chức năng của nó cho từng vấn đề ví như chuối tiêu có hột thì có chức năng gì chẳng hạn ăn chuối tiêu vào thì sáng mắt hay chuối không có hột thì ăn vào đau dạ dày. Hay ví dụ chuối tiêu có hột ăn vào thì có người hóc có người không hóc, đối tượng hóc nhiều nhất là đối tượng nào và giải pháp cho đối tượng đó.
Cả nhóm phá lên cười. Vị giáo sư cũng buồn cười lắm nhưng vẫn cố giữ được thần thái uy nghiêm. Đồng hồ đã chuyển sang gần 9h30 vị giáo sư vẫn thao thao bất tuyệt.

....Trên cơ sở đó các anh các chị lập ra bảng so sánh sự khác nhau của vấn đề để đưa ra một giải pháp cho ứng dụng cụ thể nên thực thi trồng chuối loại nào nên trồng chuối tiêu có hột hay không có hột, rồi từ đó đề xuất một cái hướng phát triển mới hơn vừa mang tính mở lại vừa có tính khả thi chẳng hạn như đề xuất một dự án trồng chuối tiêu mà làm sao ai cũng có thể điểu khiển được một cách tinh vi nhất lúc cần thì chuối có hột lúc không cần thì chuối không có hột.
Các học viên cứ hết há hốc mồm ra nghe và xem kỹ năng thuyết trình của vị giáo sư rồi lại há hốc mồm ra mà cười khằng khặc với nhau vì dự án này mang tính ứng dụng vào thực tiễn quá cao....

Dường như để chứng tỏ hết năng lực cho một dự án có thể được phê chuẩn và giúp các học viên tiến tới là được chấp nhận chuyển tiếp lên bậc cao hơn làm nghiên cứu sinh. Lấy tay chỉnh lại kính, hích hích cái mũi vị giáo sư tiếp lời các anh các chị phải đề xuất việc nhân rộng mô hình trồng chuối ra... chứ cái luận văn các anh các chị làm thế này tôi thấy không hài lòng chút nào cả, không có tính chất kỹ thuật, không có tính quy chuẩn... lúc này đồng hồ đã chỉ sang 10h gần 30.

Há hốc mồm mắt chữ A tai chữ C ra nghe, mỗ tôi chot giật mình, chết thật, mình làm Ontology mà cụ khốt cứ thao thao bất tuyệt từ lúc 7h30 đến giờ về vấn đề trồng chuối có hột mới không hột, lại còn bắt nhân rộng mô hình ra nữa thì nhân thế nào. Ontology có thể giải quyết được gì trong vấn đề này không ? nghĩ bụng nếu mình mà làm Msc về vấn đề nông nghiệp học hay sinh vật học mà gặp phải vị này thì đúng là trúng chất ăn tiền... nếu mà thế thật thì sau cái buổi thuyết trình của vị giáo sư già này mỗ tôi cũng có thể nhân rộng ra thêm một dự án phục vụ cho ngành nông nghiệp trong thời buổi rau cỏ khan hiếm đắt đỏ ở Hà Nội sau vụ lũ lụt rồi vừa rồi. Dự án của mỗ tôi sẽ là gì đây ? trồng cà dái dê có hột chăng ?! nhưng biết đặt hột ở đâu bởi vốn dĩ cà dái dê tên gọi đã khác người mà tướng mạo cũng chẳng giống ai !

Đang mơ màng với suy nghĩ nhân rộng mô hình trồng chuối của vị giáo sư, vị giáo sư cao giọng kêu: Đấy, tôi ví dụ thế các anh chị hiểu ý tôi rồi chứ. Như tỉnh giấc mộng, mỗ tôi quay về với thực tại, với cái ontology chết tiệt mà nó là nền tảng của SW một thứ mà mỗ tôi vẫn còn mơ hồ cần thầy phản biện chỉ dẫn thì đến lại được nghe ông thuyết trình về kỹ thuật trồng chuối. Đâu rồi cũng có đó, không có gì là thừa, bài học mà vị giáo sư dạy cho nhóm chính là kỹ năng tổng hợp các vấn đề, phân tích và lập luận sao cho logic cũng như kỹ năng khi thuyết trình trước hội đồng phản biện. Cầm quyển về để sửa mà lòng nặng trĩu, lại phải gặp lại ông một buổi nữa để ông duyệt xem có được bảo vệ không.

25-11-2008

Trước lúc bảo vệ (rất căng thẳng và streess)


Trong lúc bảo vệ (hội đồng ngồi phía trước)





Sau lúc bảo vệ



Thế là đã hoàn thành được một nhiệm vụ lớn sau hai năm đằng đẵng. Nhanh mà cũng lâu, lâu mà cũng nhanh. Trong suốt hai năm ấy, bao nhiêu vui buồn đan xen, bao lời động viên... giờ đã kết thúc chặng đường. Cũng vui nữa, tổng kết lại trong hai năm học không phải thi lại môn nào, điểm không đến nỗi tồi. Hết ngày khổ tận đến ngày cam lai.
Trong cuộc vui hôm nay xin cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, Trời Phật. Những cái bắt tay thật chặt, những lời chúc cho AK - người nổ phát súng bảo vệ đầu tiên - 1 trong 5 chiến sĩ đầu tiên của phòng BKnic khóa 2006-2008 được gắn thêm cái mác Th.s
Vui là thế, nhưng cũng thoáng có tí buồn, trong cuộc vui hôm nay một người không có mặt với một lời hứa và sẽ luôn chỉ là lời hứa không bao giờ thành hiện thực.
Căng lên để hoàn thành một nhiệm vụ không ai bắt, không ai trói buộc, tất cả diễn ra trong 2 năm và hoàn thành trong một buổi sáng. Vui với niềm nho nhỏ rồi, vậy tiếp theo đây sẽ là gì nhỉ ? Có lẽ thầy bói nói đúng, mình như con cào cào, không chịu ngồi yên một chỗ được... cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu.

Sen









Xem cho lòng tĩnh tại, thư thái. Đơn giản chỉ vì thích hoa sen.

Training course on Entrepreneurship - VLIR


Khóa đào tạo quản lý dự án trong trường Đại học - Hợp tác với VLIR (Khối các trường Đại học nói tiếng Hà Lan)
Được đi đào tạo thế này cũng sướng, enjoy life :D. Ông thầy người Bỉ nói lắm thế, cứ tằng tằng nói như bắn tên lửa Thần Châu với Vinasat, nói và diễn thuyết là nghề của chàng mà, chàng bị phá sản công ty nên có rất nhiều kinh nghiệm, dạy hay là phải. Cả trường được 25 nhân, mỗi trung tâm và mỗi khoa viện được 1 đến 2 người. Apply hồ sơ xin đi Bỉ 2 lần mà tạch cả hai. Một lần thì vào danh sách dự bị, lần thứ hai thì tạch hoàn toàn. Buồn. Thế mới cú. Chung quy cũng chỉ tại cái sự ngu ! Apply hồ sơ không có kinh nghiệm, ngu quá.
Lần này vớt vát lại. Chẹp ! Học có 1 tuần, quen thêm được bao nhiêu người, cũng bổ ích chứ nhỉ, bổ quá đi chứ, không bổ dương thì cũng bổ âm, không thì cũng bổ đôi.
Nói chung là vẫn máu học, có cái học bổng nào mà apply mà tếch được là ta tếch liền à.
Cầu giời, được nhiều chuyến đi như thế này và hơn thế này haha :D

=))

Khakhakhakhakhakhakhakhakha cứ nghĩ đến là lại buồn cười, cười một mình rung cả rốn kakakakkakakakakaka

Đi qua mùa chim ngói

Mỗi năm cứ độ thu về, trên khắp nẻo đường phố phường Hà Nội lại thấy xuất hiện bóng dáng những cô hàng bán chim. Chim sẻ, Chim ngói, từng chùm chim ngói được xâu treo lủng lẳng trước ghi đông xe đạp và được rao bán. Những người dân sống lâu năm ở Hà Nội, chắc chắn không thể bỏ qua món ngon này vào mỗi độ thu về. Những chú chim ngói ức dày bị đánh bẫy từ những thửa ruộng lúa chín vàng, được chuyển tới phố phường Hà Nội và trở thành món ăn đặc sản của dân Hà thành tự lúc nào không rõ.

Này nhé, chọn chim ngói phải biết cách, phải sành, nhanh tay tinh mắt, phải biết nắn biết bóp đúng chỗ thì mới chọn được con béo, mình dầy, lơ mơ là bị nhầm sang chim sẻ ,chim cút ngay. Cái khoản chọn chim này thì chị gái cả nhà tôi sành lắm. Xem ra cái công nghệ chọn chim ngói cũng phải học, từ bà, từ mẹ, từ chị. Chọn chim con nào ra con nấy, đích thực chim ngói trăm phần trăm. Ừ, các cụ dạy cấm có sai, cái gì mà chả phải học, học chọn chim mà, chọn không khéo hỏng cả bữa ăn, học chọn chim mà, chọn không khéo có khi hỏng cả đời. Nên phải học cách chọn chim cho khéo là thế.

Sau khi chim được sơ chế ngay giữa lòng đường (gọi là sơ chế cho văn minh, chứ ai yếu bóng vía mà ngồi nhìn xem làm chim từ khâu bóp mũi, rồi vặt lông chim, đến công đoạn nướng qua lửa cho hết lông măng lông tơ để chim hết hôi.... thì chắc cũng chẳng có gan mà ăn vì trông nó tội nghiệp lắm, toàn thân con chim run rẩy, máu rỉ ra đầu những ống lông măng, thân chim trần trụi đỏ sậm, bị bóp mũi một lúc người chim tím tái lại, rồi mềm oặt ra...trông thật thương tâm thế mới thấy dân gian đúc kết đúng thật, đúng là chim giời có khác: " Chim giời bóp cái chết ngay, chứ chim nhà mà bóp thì... mà tôi cũng chả biết thì sẽ đi đến đâu nữa, "thì cũng chết ngay à" hay thì gì ... ?! cái này thì tôi chưa kiểm nghiệm được xem thực hư dân gian đúc kết thế nào, chỉ biết cái vế đầu đúng 100%. Kể ra con người ta vì kế sinh nhai, vì miếng cơm manh áo, vì sự sống nên đôi khi cũng giã man thật). Và chim được mang về nhà chế biến.

Riêng với món chim ngói hầm hạt sen gia vị phải chuẩn bị đủ, khá cầu kỳ, rất nhiều gia vị đi kèm. Nấm hương loại nhỏ cánh dầy; cốm thì khỏi phải nói rồi chọn cũng phả rất kỳ công, phải non, mềm, màu xanh vừa phải, hạt cốm mẩy, gọi là cốm dót ; thịt nạc - loại thịt đầu rồng; hạt sen tươi, gia vị, mỳ chính, hạt tiêu bắc mới thơm và cay hơn các loại hạt tiêu khác .... Thịt sau khi đã băm nhỏ, cùng với hành hoa, nấm hương, sẽ được trộn đều cùng với cốm, gia vị..., bà với mẹ dặn mãi, trộn đều và nhẹ tay rồi nắm cho thuôn nhỏ lại nhồi vào bụng chim. Nhồi cũng phải biết cách, phải khéo, đừng có thấy con chim to là nghiến răng mà nhồi cả đống vào, bụng chim cứng khi ninh nhân ở trong sẽ không chín mà thịt chim lại bị nhừ quá. Nhồi nhân vừa phải, không chặt quá mà cũng không lỏng quá. Sau khi nhồi nhân xong, nếu cẩn thận thì lấy chỉ khâu bụng chim lại cho đẹp. Tinh tế cầu kỳ lắm chứ, không thể làm xổi được, không là hỏng hết cả một mùa chim ngói.

Hạt sen sau khi ngâm nước lã, vớt ra luộc qua trước, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi thả chim ngói vào ninh khoảng 30 đến 45 phút. Trời, khi mở nắp ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, cái vị beo béo của sen của cốm, của thịt nạc, nấm hương, của hạt tiêu bắc... và của chim ngói quyện lẫn vào nhau...một mùi rất riêng rất riêng chỉ có ở mùa thu Hà Nội. Mùi chim ngói hầm hạt sen thơm lan tỏa trong căn bếp nhỏ rồi vượt ra ngoài khung cửa sổ , mùi thơm đánh thức tất cả, mời gọi tất cả quây quần cùng nhau thưởng thức món ăn đặc sản của Hà Thành trong cái se lạnh của một chiều cuối thu.

Và kìa, con mèo béo đang say giấc ngủ trên nóc chạn cũng bị đánh thức bởi mùi thơm béo ngậy, vươn vai, liếm mép, mon men lại gần dụi đầu vào chân cô chủ nịnh đầm xin cái phao câu ...(tất nhiên là phao câu chim ngói rồi, chứ không nhẽ lại phao câu cô chủ :)) )

"Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh vào ...nồi"
(Giờ làm gì còn sâm cầm, chỉ có chim ngói thôi, mua chim ngói còn bị lừa thành chim cút nữa là lấy đâu ra sâm cầm)


--Mèo AK---

Thủ phạm là 20 thang thuốc bắc

Thuốc bắc rồi, chắc chắn thủ phạm là thuốc bắc. 20 thang chứ có ít ỏi gì đâu, toàn vị bắc, cam thảo bắc, đỗ trọng, ý dĩ, quy, thục, kỷ tử, bạch truật, sen bắc.... rễ cây nọ rễ cây kia, toàn những vị thập toàn đại bổ. Bổ thế cơ mà nhỉ, chẳng nhẽ cũng chính là thủ phạm. Có ăn uống gì lung tung đâu nhỉ. Chẳng nhẽ lại là thuốc bắc. Toàn vị bắc quí lắm. Đúng rồi, đúng là thủ phạm, chắc tại bổ quá đây mà nên không chịu nổi nhiệt, uống xong là lòng cứ reo như lửa đốt suốt cả ngày.

Nguy quá, đi làm mà cứ hồn nhiên như cây cỏ thế này thì mất điểm lắm, thỉnh thoảng lại đóng triện đánh pụp một cái xuống cái ghế, một tiếng thôi mà thay cho bao lời muốn nói, cứ như thể khẳng định với tổ chấm công rằng: này hôm nay tôi có đi làm đấy nhé, tôi có mặt đấy nhé , nhớ chấm công cho tôi !
:)) =))

Rõ tội nghiệp, cái ghế chả có tội tình gì, cái mũi cũng chả có tội tình gì , tổ chấm công cũng chả có tội tình gì mà mấy vị thuốc bắc này tra tấn ghê quá. Đấy, ngồi không cũng chẳng tha, hôm nay có phải ngày hội hát quan họ Bắc Ninh, Bắc Giang gì đâu mà trên dưới cũng cứ hát í a í ủm a í a i ỉ à a í ủm...

Một ngày cuối cùng tháng 10

Tao đang rất là bực mình trong người đây. Những chuyện kể dưới đây hầu hết đã được các đài phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng của Việt Nam đưa tin trang đầu đậm nét trong 3 ngày qua, hình ảnh về những tin tức này ở Hà Nội các ông, bà có thể xem thêm trên mạng để biết rõ hơn. Tao cứ tưởng ngồi rê chuột để đọc tin về tình hình mưa bão là có thể nắm rõ thông tin tường tận về sự kiện nhưng đời không phải vậy !!! Phải là người trong hoàn cảnh & bối cảnh của sự kiện mới có thể hiểu hết được cái khốn lạn về mùa mưa lũ lịch sử trong đời ở thủ đô mà tao gặp phải. Viết ra đây mới chỉ kể được một phần câu chuyện, còn người tham gia câu chuyện này không còn một lời lẽ nào tả nổi trong cái ngày th ậm t ệ cuối cùng của tháng 10 vừa rồi.

Chuyện bắt đầu vào rạng buổi sáng thứ năm– ngày 30, trời đổ cơn mưa đầu tiên, cứ nghĩ là sau cơn mưa này trời sẽ tạnh hẳn như mọi cơn mưa khác nhưng mưa mỗi lúc một to hơn khiến những ai đêm đó dù có ngủ say đến đâu cũng không thể n ào ngủ được. Sáng tỉnh dậy thấy trời đất tối sầm sì, u ám, báo hiệu ngày đen tối thể nào cũng sẽ đến với người dân Hanoian. Mưa vẫn chưa dứt, nước trong ngõ ngập lênh láng, tràn vào cả sân nhà. Tỉnh dậy đã hơn 8.30 sáng, đi làm là hơi muộn, nghĩ rằng báo cơ quan đến muộn một lúc cũng chẳng sao, khoảng 9.30 đến cơ quan là vừa. Phần vì hôm trước vẫn phải đang uống thuốc cảm, hôm nay đi làm dưới mưa to ngập lụt thế này chẳng may trúng gió độc, c ảm l ạnh lăn ra giữa đường thì cũng phí tiền thuốc nên quyết định khi mưa ngớt thì sẽ đến cơ quan. Ngồi đợi chán chê, mê mỏi mà trời vẫn chưa tạnh, mưa vẫn to như thế, dội ào ào những cơn thác lũ vào đầu người dân vô tội. Thôi đành phải báo cơ quan chiều đi làm vậy, báo nghỉ ngại lắm cơ, đang cống hiến nhiệt tình, hết mình thế này tự dưng phải nghỉ một buổi nó cứ làm sao ấy… Thế rồi sau bữa cơm trưa thanh tao, đạm bạc phi xe đến cơ quan không đi đường cũ mà chuyển sang đường đê La Thành, Khâm Thiên cho nó lành vì nghĩ kiểu gì cũng chết tắc đường ở Kim Mã & Nguyễn Thái Học. May hay số giời không biết nữa, đường đi ngon lành đến cơ quan không bị ngập nước hay tắc đường vì ở thủ đô, cứ có mưa to một tý là thể nào cũng xảy ra tắc đường trầm trọng, cứ ở nhà có khi lại hay.
Đến cơ quan cũng không có việc gì ngoài việc đọc báo mạng, uống nước hỏi thăm tình hình nhóm trẻ, mỗi thằng mỗi việc, nhóm người thì ngồi bấm điện tử thấy bảo đánh từ lúc sáng đến 2 giờ chiều vẫn chưa dứt, mưa to thì mặc mưa to không ảnh hưởng gì đến việc đánh gêm; nhóm người thì buồn ngủ tranh thủ đi ngủ trong phòng bên… Đấy, đi làm trời mưa có khác gì ở nhà đâu. Thời gian trôi nhanh quá, đã đến giờ chuẩn bị về rồi, có làm được gì chiều nay không nhỉ???

Trời vẫn ám u, mây đen vần vũ báo hiệu nhà vệ sinh trên giời hỏng chuẩn bị tiếp tục xả nước, từng cơn, từng cơn cứ như thế đổ xuống không ngớt.
17:00 đến giờ về, may mà mang đôi dép hai sọc để thay khi đến cơ quan không thì lại khốn lạn mua đôi giày hàng hiệu mới. Biết là sẽ tránh những đoạn đường trũng hay ngập ở phố Cửa Nam nên quyết không đi đường đó đổi sang vòng qua Lê Duẩn đi Khâm Thiên rồi sẽ về đến nhà. Từ đây mở sang một cao trào mới…

Rẽ xe về Trần Hưng Đạo để ra Lê Duẩn thì mênh mông biển nước, xe rẽ sóng tiến thẳng về ga Hà Nội để tìm đường cứu thân. Càng nhấn ga thì xe càng chìm trong nước mỗi lúc một sâu, có những lúc nước tràn qua ống pô, ngập nửa xe tưởng chìm hẳn không thể đi tiếp được. Trong đầu đã hình dung ra quả này con Vét pa đời chót này mà xịt đột tử ở đây thì tao cũng không biết phải xoay sở thế nào nữa. Đành dắt bộ vậy, thử đề ga lại thấy được. Mưa vẫn tiếp tục, chưa hết. Nhìn sang đường Lê Duẩn để về thì thấy xe ôtô, xe máy xếp hàng dài, mùi xăng xe, khói xe, nước mưa ngột ngạt đến là khó thở, chân thì ngập nước … thế là quả này phải đợi rồi, không biết lúc nào mới về được, quay lại đoạn đường trước thì cũng không thể nữa. Nước mưa tát vào mặt mỗi lúc một mạnh. Rê chân, nhấn ga chạy như đèn cù lòng vòng m ấy v òng trước cửa ga Hà Nội xem có biện pháp gì khả thi hơn không nhưng cũng chẳng khá hơn được là bao. Rất nhiều người phải đợi chờ như tao trong tâm trạng không lấy gì làm vui vẻ cho lắm, người qua, người lại thỉnh thoảng quệt xe va vào chân nhau thế là những tiếng chịp, chẹp, ánh mắt hằn lên những tia máu nổi lên. C ó khi ch úng n ó đ ánh nhau gi ữa tr ời m ưa đ ư ợc xem g à ch ọi c ó khi l ại hay. Cảnh thường thấy ở chợ huyện, cũng bình thường, chẳng lẽ cứ đứng dưới mưa thế này. Cũng khối người phải dắt xe vào lau, sửa bugi, nổ xe phành phạch, đạp lấy đạp để, toát mồ hôi ấy chứ. Đợi chán rồi đấy mà đã quá 18:30, tìm xem có hàng gì ăn qua loa, tạm bợ trong lúc chờ mưa nhưng hầu như hàng ăn thì ít, hàng uống thì nhiều. Vội vã gửi xe rồi vào ga xem giờ tàu chạy, b ến đi, đi ểm đ ỗ cho hết thì giờ, ga bẩn khủng khiếp, nước mưa, rác và túi ni lông, áo mưa vứt lung tung khắp sảnh đợi.
Hàng ăn nhanh Lót tơ ri ờ nằm ngay cạnh ga nhìn khá là hoành trực tràng, đèn điện sáng trưng. Gọi nhanh một cánh gà, một đĩa khoai tây chiên ăn nhanh còn về ăn cơm nhà, chứ thế này thì vạ vật quá. Nhìn ra ngoài mưa vẫn không ngớt dưới ánh đèn cao áp vàng leo lét… Trong thực đơn lúc xem có cả đùi gà nữa cơ, ăn xong thế này ra ngoài chưa về được ngay nên lại gọi thêm một đùi gà rán nữa cho mau hết thời gian. Ăn xong cũng thấy ấm lòng rồi và lại ngồi đợi mưa ngớt (chứ không dám dùng từ tạnh) và nước rút nhanh để về. Nhìn thẳng ra phía Trần Hưng Đạo, từng người oằn lưng dắt xe qua sóng nước mênh mông, nước ngập đến đèn pha ôtô 4 chỗ… thất vọng. Tiếng gọi nhau í ới, léo nhéo của những người chờ lên tàu, tiếng loa thông báo tàu chậm chuyển bánh do nước ngập sâu, không biết nhà ga cho con mẹ nào đọc ý, cứ ngọng cứ gọi nà…; cảnh từng ông bà Tây vác đồ vali nặng, lội bì bõm nhưng vẫn cố lôi máy ảnh mấy chấm ra chụp ảnh Hà Lội ngập trong biển nước chắc về làm kỷ niệm; lại còn từng đoàn xe du lịch 50 chỗ chở khách đến đi tàu nữa chứ, người với người cứ nhung nhúc, trên các xe buýt thì chỉ còn mỗi ông lái và lơ xe xếp hàng đến bảy, tám chiếc chềnh ềnh trước mặt ngang d ọc không biết rẽ vào ngả nào mà đi nữa, khách trên xe buýt chẳng còn ma nào… Gọi điện thử đến mấy đứa làm cùng thì chúng nó vẫn đang ở cơ quan chưa về được vì mưa ngập, cười hô hố với nhau, chắc chết. Thời gian trôi nhanh quá cơ, gần 22:30 rồi lại phải ra lấy xe không thì nhà xe nó nghỉ mất. Dắt xe ra nh ìn đường Lê Duẩn các xe vẫn n ằm chờ, trời th ì vẫn mưa, nư ớc vẫn không rút, uể oải và mệt mỏi l ắm rồi đấy. 23:00 quy ết đ ịnh
lê xe dắt bộ ngược đường Lê Duẩn, b ì bõm lội v à dắt lên vỉa hè chođ ỡ ngập chứ dắt dưới lòng đường e là con Vét-pa này lại
sặc xăng vì ngạt nước. Qua đoạn khó khăn này, về đến đường Nguyễn Khuyến đã muộn, không nhìn thấy gì nữa vì đèn cao áp đ ã tắt, chỉ thấy lờ nhờ nước đục ngầu qua vỉa hè tràn vào từng nhà dân. Không thể đi tiếp được đành rẽ qua Ngô Sỹ Liên vậy, cứ nghĩ nhanh l à sắp về đến nhà nhưng ở đây, nước ngập sâu hơn tao tư ởng, gần mép yên xe, bây giờ thì cũng chịu không
thế dắt lên vỉa hè được nữa, không thấy đâu là bờ, l à bến nữa. Oải lắm rồi đấy, thỉnh thoảng có xe ôtô phóng qua, sóng nước
đánh tung toé, ào về phía xe tao cứ như ở biển, xe chao đảo, người ướt sũng nước. Còn có gì để nói nữa không? Khốn lạn thân
tôi, đôi dép hai sọc sắp dở chứng, há toác miệng ra, gần đứt. Cảm giác đi dép sắp đứt lại trong biển nư ớc như thế, nhục nhã, ê chề, khéo dép đi đằng dép, chân đi đằng chân, cứ bước đi l à phần dép há hốc miệng lại gập lại phía sau v ì có lực cản của
nư ớc…Không lẽ bỏ dép đi đất, dẫm phải thuỷ tinh hay gì đó thì… Dắt bộ gần hai cây số, đèn thì không có, nhờ ánh sáng của
đèn pha xe phía sau lầm lũi bư ớc đi trong tiếng thở dài đến là vô vọng, không buồn chẹp nữa, cứ lội, cứ lội, cành cây, vỏ ni
lông trôi lềnh phềnh trên mặt nước, vướng cả vào chân. Mặc kệ, nhìn sang Văn Miếu cũng chìm trong nước. Lúc chiều thế nào đi làm lại thấy xe hết xăng cũng mua k ịp đ ổ đầy bình, chứ bây giờ m à l ại còn hết xăng, nước vào trong máy xe thế này thì bố ông Vét-pa dựng dậy cũng chưa chắc đã đề nổi xe (!?) Lúc này l à 23:25’, trời tối đen như tiền đồ của chị Dậu, số phận những
người như tao không biết tối đến như thế nào nữa??? (chắc hơn tiền đồ của chị một ít). Phía Tôn Đức Thắng thì thôi rồi, nước ngập bằng với dải phân cách, người lớn qua đó chắc cũng ngang đùi.

Tăng ga, phóng về Giảng Võ, trong ống pô ùng ục tiếng nước mưa đến là khó tả, lại chuẩn bị mất tiền sửa xe, thay dầu vụ này
đây, thôi thì muốn ra sao thì ra, phó mặc cho số phận của họ hàng nhà chị Dậu vậy. Bây giờ xe đ ã ngâm lâu trong nước, giãy
đành đạch ở đây thì có mấy trăm nghìn cũng không có thằng sửa xe nào nó sửa nữa đâu. Qua triển lãm Giảng Võ, xe phóng hun hút về phía cổng sau triển lãm bỗng tự nhiê chậm lại hẳn vì gặp nư ớc dâng cao, vùng trũng ở đây gặp nước mưa to thì khu này kinh khủng lắm. Sắp về đến nhà rồi không biết còn chuyện g ì sắp xảy ra nữa đ ây, bây giờ cố theo lao, nó mà chìm hẳn không nổ ga được là phức tạp lắm. Quay xe nhanh về phía La Thành lao vào ngõ về nhà, ngõ cũng ngập nước, sâm sấp 2/3 bánh xe… Đồng hồ đã là 23:45, sắp sang ngày mới. Chẳng buồn ăn gì nữa, quá mệt , từ lúc ở cơ quan về đến nhà, loanh quanh gần 7 tiếng đồng hồ với ngâm chân nước lạnh. Tắm rửa xong, đi ngủ khi đồng hồ đã sang 0:5’ .

Khi đang viết bài này , mưa vẫn xối xả trên nóc nhà, truyền h ình đưa tin đây là trận mưa kỷ lục trong vòng 30 năm trở lại. Mọi hoạt động bị ngừng trệ.

Chung quy là do con người, cứ bảo đầu tư, dự án, quy hoạch thoát n ước này nọ hàng trăm, nghìn tỷ đồng
nhưng cơn mưa to một tý còn không thoát nước, chống đỡ kịp huống hồ thế này thì chỉ có chết sặc nước. Khách quan mà nói thế không lại bảo nói xấu.

------(haha khổ thân thằng em đại gia Tít tẩm :D -----

Nhất nhật bách kiến như tam thu hề


Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm sen hồ, Hạ tắm ao



Đà Nẵng


Bình minh trên biển Đà Nẵng - Mỹ Khê 2

Bình minh, sóng vỗ quanh mình
Lặng thinh, da diết nhớ hình bóng ai ?
----meo ak---
(chuột ơi chuột ở đâu  :( )
công nhận thỉnh thoảng mình "ị" ra được vài câu thơ hoặc bài thơ nho nhỏ  lâu lâu đọc lại cũng thấy hay hay ặc ặc

Guitare solo


Lâu mới có ngồi nghe guitare solo vào buổi trưa. Hay quá, những bản guitare solo vẫn luôn là những bản nhạc mình thích. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nghe. Chỉ nghe mỗi khi thấy trong lòng thật tĩnh lặng, hoặc khi muốn giải tỏa bức xúc nào đó. Mỗi lần nghe nhạc thường là chỉ nghe thôi không làm cái gì khác cả. Và niềm ham muốn chơi guitare lại trỗi dậy :D Chắc chắn, chắc chắn sẽ tiếp tục học, chơi, nghe guitare đến già :D

Atelier transfer - AUF





Création et gestion d'un enseignement ouvert et distant.

Khóa đào tạo do AUF (cộng đồng các trường đại thuộc khối Pháp ngữ) tổ chức. Được bao toàn bộ ăn ở, chi phí đi lại, vé máy bay hai chiều. Ông thầy già người Maroc, cao to trông chẳng khác gì người Ai Cập cổ, hiền và nhiệt tình. Miền Bắc được 2 chú (AK với một đồng chí bên trường Quốc gia), Đà Nẵng 1 chú, Cần thơ 1 chú, 1 lào, 1 campuchia, 1 pháp, còn lại là SG. Lớp học 23 người. Thú vị. Học xong còn có chiến lợi phẩm (lúc nào rỗi chụp đưa lên sau :P)





Bức tranh tuổi thơ

Photobucket

Ngày bé, hí hoáy nghịch vẽ cũng nhiều. Cũng nào lọ nào bút nào mầu xin riêng một hộp, một góc một lô giấy quý hiếm.. Những hình vẽ nguệch ngoạc, những khối màu xiêu vẹo nhưng màu sắc trong sáng hồn nhiên. Tranh vẽ đa phần là được giải thưởng từ trường, quận. Phần thưởng tuy ít nhưng thấy vui. Tranh bé vẽ nhiều, nhưng chả giữ lại được cái nào ngoài cái tranh vẽ năm 11 hay 12 tuổi không nhớ rõ chỉ nhớ khi tháo bức tranh xuống để chụp thì thấy sau tranh đề năm 12 tuổi, tranh này được tham dự giải thưởng thi vẽ tranh vì thành phố hòa bình, được triển lãm thôi chứ không được phần thưởng.
Càng lớn, thì vẽ không nhiều nữa, nhưng vẫn còn tí gen. Hứng lên thì cầm bút chì vẫn vẽ uốn éo được. chẹp ! Nhìn lại bức tranh trông thật hồn nhiên những nét vẽ, những cảm nhận màu sắc non nớt đầu đời được phản ảnh lại trong bức tranh không chút bụi trần :)).
Giờ thì khác, ngoài những cảm nhận tự nhiên, ta còn phải học cách cảm nhận sâu sắc từng sắc màu trong bức tranh đó. Đó là sự cảm nhận từng sắc màu trong bức tranh muôn màu mang tên "Cuộc sống".

Nguyễn Vinh, một thời bom đạn

Nếu được đi thực tế nhiều chắc mình còn có thể viết được nhiều hơn như thế này. Sau đây là chuyện ngắn mới viết đang chờ in trên tạp chí mỹ thuật của phụ huynh - ông già trong ngõ nhỏ. Mời các bạn đón đọc.

NGUYỄN VINH một thời bom đạn
Họa sĩ. Nguyễn Huy Tuấn

Photobucket

(Trên cửa hầm Vĩnh Linh - 1972 -
Họa sĩ Nguyễn Huy Tuấn - papa của bác Cáo, Họa sĩ Tống, Họa sĩ Nguyễn Vinh)

Thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tôi cùng đội ngũ các anh em sáng tác của xưởng phim Đèn chiếu hay vào công tác khu tư, suốt một dọc từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Đi công tác một nhóm thường là ba người: Họa sĩ, nhiếp ảnh và biên tập; làm phim “Người tốt việc tốt” tại chỗ và chiếu phim tại chỗ luôn, góp phần tuyên truyền động viên quân dân ta sản xuất và chiến đấu nơi bom đạn.

Tháng 3 năm 1972, chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền Bắc ngày càng dữ dội khốc liệt. Để tăng cường cho ty Văn hóa thông tin Vĩnh Linh lúc bấy giờ, Bộ Văn hóa Thông tin cử một đoàn vào ty bảy người, những người đã từng công tác khu tư nhiều, trong đó có tôi và anh Dương Đăng Cẩn. Do vậy bọn tôi đã gặp Nguyễn Vinh, họa sĩ duy nhất của ty, một mình lo sáng tác, kẻ vẽ pano áp phích phục vụ cho toàn Vĩnh Linh và nhất là đầu cầu Hiền Lương.

Thời chiến, tôi đi nhiều vẽ nhiều không những khu tư, Trường Sơn mà còn cả vùng biên giới Việt Trung. Nhưng đến thời bình thì ít đi, ít tiếp xúc, mỗi năm đến Hội, xuân thu nhị kỳ: họp ngành, hội mừng xuân cuối năm. Nhân xuân Mậu Tí, ngày ông Táo chầu trời, Hội Mỹ thuật tổ chức gặp gỡ hội viên. Ngày ấy gặp Nguyễn Vinh tôi mới biết anh ra học và làm việc ở Hà Nội đã lâu. Trông Vinh có khác, khác ở chỗ có một bộ ria đen kít; nhưng đem bỏ nó đi thì trở lại nguyên bản là Nguyễn Vinh – Vĩnh Linh một thời bom đạn, vẫn tươi trẻ và nhanh nhẹn như bao giờ.

Qua trao đổi thăm hỏi, tôi cho anh biết đang còn giữ được mấy tấm ảnh chụp với nhau thời gian “tăng cường” ngày nào. Anh hẹn đến tôi chơi và có ý muốn in lại mấy tấm ảnh kỷ niệm đó. Khoảng đầu tháng 8 năm nay, nhân tìm tài liệu để vẽ, tôi thấy ngay mấy ảnh Vĩnh Linh 72. Ảnh hơi nhỏ, lấy máy ảnh chụp lại theo chế độ macro, kết quả không tồi ! Thế là tôi có ý định rửa ảnh để tặng Vinh. Nhưng chưa kịp thực hiện được, thì qua Tạp chí Mỹ thuật tôi mới biết anh vừa mất. Thật đột ngột !

Xúc động và buồn, tôi miên man nghĩ nhiều về Vinh, về những kỷ niệm khó quên hồi cùng sống và công tác nơi đất lửa Vĩnh Linh… hiện ra… rõ nét…

… Cùng kẻ vẽ, cùng đi treo pano áp phích.

Anh Cẩn và tôi, người điêu khắc kẻ hội họa nhưng trong đoàn chúng tôi đều cùng hội cùng thuyền. Tới Vĩnh Linh, chúng tôi được chia ghép ngay vào tổ họa, tổ trưởng Nguyễn Vinh !

Sau khi cả đoàn được nghe lãnh đạo ty báo cáo một loạt tình hình kinh tế, chính trị, quân sự… tại địa phương và khu vực tổ họa chúng tôi bắt tay vào việc. Chính là việc vẽ pano áp phích tuyên truyền cổ động. Tổ trưởng phác thảo, chúng tôi góp ý, lãnh đạo duyệt xong thể hiện ngay.

Vinh có cá tính đặc biệt là vào lúc rảnh rỗi, chờ việc thì ngủ thoải mái say sưa, không bị tiếng bom nổ, đạn réo, máy bay gầm rú làm ảnh hưởng; lúc có việc thì lao động say mê, dẻo dai, bền bỉ, đáng khâm phục.

Vậy là chẳng bao lâu chúng tôi đã hoàn thành tranh áp phích lớn gồm 4 pano to ghép lại, sẵn sàng mang treo lắp ở vị trí gần đầu cầu Hiền Lương.

Đến đây, phải nhắc tới một nhân vật khá quan trọng trong tổ họa đó là anh Tống người Quảng Trị, trẻ, nhanh, hiền hậu và tình cảm. Thường anh chuyên kẻ, bổ chữ, nay thêm nhiệm vụ lo sinh hoạt đời sống cho tổ.

Chiều hôm ấy sau khi anh Tống và phụ động chuẩn bị cho pano lên ô tô xong, chúng tôi xuất phát hướng về cầu Hiền Lương. Tới nơi, nhanh chóng ai nấy khuân vác, lắp buộc pano vào khung giá đỡ có sẵn bên lề đường gần cầu. Trong lúc lắp ghép, cột buộc tranh, khó chịu nhất là phải nghe tiếng máy bay, một loại máy bay do thám rất nguy hiểm có bộ khung trơ ra như cái rọ lợn, lúc gần lúc xa. Làm xong mọi người lên xe ô tô chưa kịp khởi động Vinh liếc mắt nhìn lại áp phích, tự nhiên mặt ngây ra rồi vội kêu lên:

- Chết cha rồi, xuống !

- Sao ?

- Cái gì !?

- Pano lắp ngược, lắp ngược ! Tháo ngay, đặt lại mau !

Mọi người ào xuống, thao tác rất nhanh, một lúc sau pano đã gỡ và cột buộc đúng vị trí của nó.

- Lên xe !

Chiều đã muộn, hoàng hôn xuống nhanh, phía Nam trời đỏ quạch như màu máu, lóe lên trên nền ấy những đốm pháo sáng lơ lửng rơi từ từ. Lảng vảng bóng đen một vài quạ sắt lướt lướt xa xa…

Xe chạy chưa đầy năm phút, tiếng động cơ phản lực theo sau lớn dần. Xe lao vào một lùm cây to khựng lại, mọi người nhảy xuống, không ai bảo ai chui tọt vào cái cống lớn dưới đường ngay đấy.

Xoẹt..xoẹt..oẹt. Bùm…ùm!!

Hai phát rốc két vừa nổ xong lái xe lao ra hét:

- Lên xe, lên xe!

Xe chúng tôi lao vút về ty. Đến nhà mọi người thở phào. Vinh nhếch mép cười nói với tôi:

- Suýt chết hai lần !

… Trung ương “tăng cường”, ty cũng “tăng cường” !

Thường tổ họa chúng tôi có năm người, anh Vinh, anh Tống, anh Cẩn, tôi và một phụ động, ngày ngày hoạt động kẻ vẽ ngoài trời dưới bóng cây, màu mè đủ thứ bày ra đất. Nguyên cái dáng mọi người chạy đi chạy lại, đứng lên, ngồi xuống, nghiền màu, chấm màu, pha màu, đưa bút qua lại trên mặt vải pano liên tục, đủ chứng tỏ chúng tôi làm việc vất vả tích cực như thế nào. Nói về tạo dáng thì chúng tôi có phần hơn hẳn các tổ thông tin, văn thơ, nhiếp ảnh… chắc chắn họ cũng có nhiều thành tích lắm. Song, khốn nỗi cái nghề của chúng tôi nó cứ phải lộ ra ánh sáng nhiều nên bắt buộc ai cũng phải nhìn, phải thấy hiệu quả làm việc thay đổi từng giờ, từng ngày và cuối cùng là một pano áp phích xuất hiện rất hoành tráng. Qua đó lãnh đạo ty cũng cảm động về tác phong cùng kết quả lao động của tổ họa.

Một chiều thứ 7, sau bữa cơm chiều; mà sao chiều ấy bình lặng đến thế, không tiếng phản lực, không một tiếng nổ. Anh Tống vào lán tươi cười vừa nói vừa giơ lên trước mặt mọi người một con vịt khoảng ngót nghét cân rưỡi, kêu càng cạc:

- Trung ương “tăng cường”, ty cũng “tăng cường” cho “ăn” (anh) em hè !

Vinh, Tống tìm nơi nhốt vịt. Hứa hẹn một sáng chủ nhật có bữa tươi cải thiện đáng kể, mọi người vui mừng khấp khởi.

Đêm xuống, may bay tiêm kích địch hoạt động khác thường. Trên báo xuống: Chuẩn bị có B52. Khoảng 22h trên trời ầm ì tiếng máy bay nặng nề đều đều, có lúc như tiếng vo vo, voọc voọc vọng xuống.

Vinh giục chúng tôi:

- Các anh ! B52 ! Xuống hầm, xuống… !

Bom nổ hàng loạt rền vang rất đều từng đợt, từng đợt, xa gần lại xa gần… không khí như loãng ra rồi ép lại, địa đạo rung chuyển trao đảo, muốn hất người và vật chỗ này sang chỗ khác.

Cuối cùng khu vực ty “cắm” không bị “dính”. Hú vía !

Sáng sớm hôm sau, khi Tống và Vinh thăm chỗ nhốt vịt, thì … vịt đã mất tăm mất tích rồi !

Hai anh chạy ngược chạy xuôi, anh thì kêu “kíu kíu” anh thì gọi “cạc cạc”. Rồi có tiếng Vinh hét to:

- Đây rồi ! … Đấy !

Mừng quá cả tổ chạy đến chỗ cầu tiêu. Hỡi ơi. Mừng hụt ! Vịt đã rơi xuống hầm cầu từ bao giờ rồi. Chính cửa hầm và đoạn địa đạo này đã đưa vào làm chỗ sử dụng “đầu ra” cho cả cơ quan ty. Rơi xuống đây thì chỉ có nhập mà không có xuất.

- Đấy, rõ ràng có tiếng vịt mà !

- Ừ, nhưng … bây giờ mất hẳn rồi

- Mất hút con mẹ hàng lươn còn gì - Vinh lạnh lung lẩm bẩm.

- Tại B52 đêm qua đấy. Ha ha !! Ta quyết diệt giặc thù... ta...qu..uyết...

- Này ! Thôi đi ông.

Tiu ngỉu, mọi người bỏ của đi về lán. Tống vuốt hậu một câu:

- Chá, sè phuc thú, cấn chí mố ! (Chà, sẽ phục thù, cần gì đâu !)

Đúng, ngay ngày chủ nhật sau chúng tôi đã phục thù bằng một trận chén cháo cóc đỗ xanh, ngọt hơn mỳ chính, mà hàm lượng protein vịt phải tôn vinh cóc bằng “cụ”.

... Khóc...khóc đồng đồng đội...khóc đồng bào !

Con người sinh ra ở trên đời, ai cũng có lúc phải khóc. Vốn quan niệm nữ dễ khóc, nam không dễ khóc vì bản chất cứng rắn, biết tự kiệm chế trước những xúc động bi lụy. Thường tình lại cho rằng những người lính, những con người thường xuyên sống trong bom đạn, cái chết luôn rình rập, thương vong quanh mình, hóa chai sạn mà không hề biết rơi lệ. Cũng phải mà cũng không đúng !

Là người dân miền Bắc thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mọi người đều hiểu: đất lửa Vĩnh Linh chết chóc thường xuyên, thương vong liên tục, chồng chất nối đuôi nhau. Người ta nói đất này ngày nào, nhà nào cũng có giỗ; không sai ! Cho nên những người còn sống trụ lại nơi đây trước cái chết của người thân, đồng đội, đồng bào đều nén thương đau trong tim, không khóc. Cũng phải mà cũng không đúng !

Một buổi chiều cũng như mọi buổi chiều khác nơi Vĩnh Linh, bỗng hai con quạ sắt Mỹ bay qua vãi ra một loạt bom bi chỗ chúng tôi ở. Người vợ của một công nhân viên trong ty thương vong. Chập tối, ty làm lễ viếng và chôn cất. Anh Cẩn, Vinh và tôi đi viếng. Trong cái không gian nơi viếng người ra đi ảm đạm và buồn thê thảm. Nhiều người đã khóc thực ra ai cũng khóc. Mỗi người khóc một kiểu, một cách. Tôi nghĩ con người mà tổ chúng tôi cho là “man” nhất – đàn ông nhất, vai năm tấc rộng thân mười thước cao là Dương Đăng Cẩn, chắc không có khóc ! Nhưng, anh ấy đã khóc như nữ nhi thường tình. Có lẽ chẳng ai chịu nổi khi nhìn thấy anh ta khóc, nó gộc ghệch, nó vụng về chân thật đau xót đến tận đáy của nó. Cái cơ nâng chung môi trên và môi dưới của anh ta hoạt động bất bình thường, nhễ nhại khiến kích động mọi người khóc nhiều hơn. Tôi khóc là chuyện bình thường vì hay đa cảm đa sầu. Còn Nguyễn Vinh tuy rất xúc động vẫn tỏ ra cứng rắn lạnh lùng nhưng mắt thì đỏ hoe, môi trên thì run rẩy không ra cười mà cũng không ra khóc.

Đến bây giờ tôi nghĩ và tưởng tượng lúc đó mà Vinh có bộ ria như lúc sinh thời gần đây thì tôi không thể khóc được như bình thường mà... dở mếu, dở cười !


Những dòng chữ trên đây như những đoạn hồi ký, thay cho nén tâm nhang, tưởng niệm người họa sĩ Vĩnh Linh – Nguyễn Vinh một thời bom đạn.

Công nghệ 3Đ - 3 Đen

Có lẽ phốt ! Nghiệm ra trăm lần đúng cả trăm, không tự kỉ ám thị nhưng lần nào cũng vậy cứ mỗi lần có một đồ vật mới là y như rằng dính phốt mà lần nào cũng bị kèm theo phát đụng xe. Hố hố. Chả hiểu cái số đếch gì. Trước hôm mua túi đi xe đã bị tông một phát ngang xe máy rồi. Hút giai chả hút toàn hút xe ! Lần này mua cái túi, chắc mẩm hy vọng no start where. Hơ hơ, không nằm ngoài quy luật chuối mắn. Công nghệ 3Đ xuất hiện.
Đ 1: xuất hiện vào ngày 20/10 trên đường đi nhậu nhẹt trong lúc chờ tắc đường đặt chân lên bệ cỏ, đặt đúng vào tổ kiến lửa. Đúng là tổ kiến hồng sụt toang đê vỡ. Đang đứng thấy nhói nhói khắp cả mu bàn chân, mức độ nhói tăng dần. Đoán ra ngay mấy ông con lên chiến bàn chân thon ngà rồi. nhưng không làm thế nào mà gạt các ông ra được. Hic chân sưng béo múp ma múp míp buốt, nhức, ngứa 4 ngày sau mới tan nọc
Đ 2: hí hửng nộp bài cho thầy hi vọng xong cái nợ đời để còn đi tìm cái nợ đời khác. Huhu ngày sau bài bị trả về và làm lại. Thế mới đau. Đúng là nợ đời , mà không biết đời nợ ta hay ta nợ đời muôn đời nào ai hay biết. Đ 2 diễn ra ngay sau Đ 1.
Đ 3: Tối ngồi vắt va vắt vẻo sửa bài với hy vọng thoát nạn cái Đ 2, Cún gọi điện hỏi thăm cô Meo, đang vắt vẻo nói thì thấy nhói hai cái ở mông, ngồi một lúc thấy ê ẩm nên khôn hồn đi ngủ sớm. Cả đêm đau nhức khong ngu được. Sáng ra ngồi dậy, tá hỏa lên đau quá không ngồi không đứng được phải cấp tốc gọi bác sĩ đến nhà chữa không lại khốn nạn. Chuối thật, châm cứu mất mấy ngày, mấy ngày nghỉ ở nhà, già lại hầu trẻ. Mình thật thật là bất hiếu. Đ 3 diễn ra sau Đ 2 .
Một triệu tiền thuốc tiêm, xoa bóp, 20 thang thuốc bắc x 3 bát =60 bát thuốc. Hic
Đúng là công nghệ 3 Đ - 3 Đen không ai như mình. Hy vọng sau 3 Đ này không bao giờ phải gặp cái "Đ" nào nữa.

Con Nam Mô A Di Đà Phật ! Con Nam Mô A Di Đà Phật ! Con Nam Mô A Di Đà Phật !

Thầy dùi ...

Bé cứ đứa nào thầy dùi đứa khác là lại bị kêu "đồ thầy dùi chết chui lỗ đít" Hê hê. Bé thầy dùi kiểu bé, giờ lớn sẽ có kiểu thầy dùi của lớn đảm bảo không chết chui lỗ đít như hồi bé đâu. Lâu không được làm thầy dùi, thấy thú vị ra phết.

Một cô bé học CĐ trong trường thất thanh gọi điện nhờ xin hộ điểm môn kế toán. Kể ra thì cũng bó tay vì chả quen ai bên khoa Kinh tế cả. Mà lại đúng môn mình ghét cay ghét đắng hồi đi học. Môn chết tiệt. Nhưng nghe lời nó khẩn cầu xin xỏ có vẻ tâm huyết quá nên đành phải làm cú thầy dùi. Cứ ngại ngại vì sợ gặp phải giáo viên "liêm khiết", xui nó nhỡ xui dại thì lại to chuyện. Ai dè, gặp phải cớm thuộc loại vượn chưa tiến hóa hoàn toàn, có tiền án tiền sự đầy mình. Thôi chẳng biết răng rứa ra sao cứ thầy dùi cho nó thuận buồm xuôi gió. Không nhờ được ai thì thôi đành thầy dùi nó đi "chùa thầy", vừa mang tiếng giúp nó gián tiếp lại vừa trấn an tinh thần nó. Công nhận hài vãi cả ra quần. Nó đang méo sệch mặt mũi mà cũng phải há ngoác mồm ra cười khằng khặc:

"Chúng mày đến thẳng nhà, làm cái phong bì 500K + 1 túi hoa quả, nhớ để phong bì lấp ló lên trên cho bà ý thấy. Nhớ là đến đứa nào cũng mặt méo xệch ra, trình bày lý do môn này trình cao, điểm quyết định để làm đồ án và quyết định để được thi chuyển giai đoạn....môn này đi làm người ta nhìn vào đầu tiên, môn của cô được xã hội trọng dụng. Nếu bà ý không đồng ý thì cả lũ chúng mày đồng thanh khóc hu hu hết cả lũ lên cho tao, khóc thật to vào "Cứ gào lên cô ơi cô, rồi ới cô ơi cô thương chúng em". Đứa nào khỏe thì gào to lên cho chồng cô mày nghe thấy dù có đang uống rượu ở buồng trong cũng phải động lòng ra xin xỏ hộ cho chúng mày" =)) :)) >:)

Nó vâng dạ một hồi. Rất tâm đắc. Chợt thấy không ổn, nó bảo nhưng cô này ghê lắm, tiền án tiền sự đầy mình, các khóa trên đi gấp mấy lần thế này ấy chứ mà không thoát được. Trời đất, chẳng nhẽ bà này lại vượn thế cơ à, loại vượn này phải cho báo cáo lên lãnh đạo trường là hết vượn ngay. Vượn này lại thích ăn chuối à ? Hay muốn sao ? Tôi đành phải hỏi nó xem loại vượn này thuộc vượn già hay trẻ. Tưởng già, thì còn dễ mủi lòng. Nó bảo bà ý vừa đẻ xong. Chết thật, trẻ đã thoái hóa biên chất là đã kinh dị lắm rồi. Lại thêm vừa đẻ xong nữa. Nguy quá, vì nghe các cụ ngày xưa nói chó cái đẻ xong là giữ lắm. Không khéo đến nó lại độp cho một miếng vào đít, mà quần cạp trễ thì độp vào đít lại càng dễ trúng mục tiêu... Tôi giả kêu trời lên theo kiểu anh hai miền Nam:

"Mèng ơi! Tau thương tụi bây quóa trời đấc luôn hà" =))

Kèm theo đó là thêm một chiêu mới, tôi bảo nó đi mua cái quà gì sịn sịn vào Nhật, Ý, Itali cái gì cũng đơcj rồi nói là quà cho cô nhân ngày 20/10, rồi quà cho mừng con cô ra đời và nhớ đề tên, đề lớp rõ ràng vào cái phong bì. Đấy thế là cả chó mẹ lẫn chó con đều có quà, khỏi phải tị nạnh tranh dành nhau nữa nhé. Thấy nó vẫn run run, nên giải thích một hồi, mồi mớm cung thêm các câu để nói để nó xin sỏ cho tự tin. Cứ tự tin mà xin. Nó làm y như trang thế thật.

Hôm sau, gặp nó hỏi sự tình ra sao ? Tưởng cô GV trẻ liêm khiết, không nhận hiện vật và "tấm lòng hình chữ nhật" mà chỉ nhận tinh thần, ai dè cô không chỉ nhận tất mà làm cho các con giời một câu xanh rờn "Ai trong lớp không có ý định "đi" là tôi cho trượt" . Ái chà thì ra cú thầy dùi có tác dụng mãnh liệt. Xem ra làm thầy dùi cũng thú lắm đây, đâm bị thóc chọc bị gạo là cứ tứ tung, vừa giúp được tả hữu, miếng thơm thì thôi cũng chẳng màng nhưng lại biết thêm được những gì đang diễn ra ở một góc nhỏ trong trường trong xã hội có những con người như thế như thế và còn hơn cả như thế...

....lộn....

Mất công mất tiền đi mua cái túi hơn 300K. Nó mời mọc nó quảng cáo nào là balo làm bằng da lộn, nào là hàng độc dùng không hỏng. Mồm nó cứ lải nhải những da lộn mới chả lông lộn nghe bùi lỗ nhĩ nên suy nghĩ cũng lộn hết cả, không phân biệt được hàng thật hàng giả. Hic, đúng là không cái ngu nào giống cái ngu nào.
Vác về dùng mới biết nào có phải da lộn mới lông lộn gì mà là giấy lộn nó ngâm tẩm rồi phun sơn màu gia bò lên trông như da lộn thật. Giặt hai ba lần thì balo đi đằng balo, giấy lộn đi đằng giấy lộn. Bố tiên sư nhà lộn. Lộn hết cả ruột lên rồi !

Ôi cái tai

Trong một quán Trà hoa:
....
C: Em trẻ quá nhỉ, trông như sinh viên.
A: Nước chè này ngon đấy anh ạ. em thích uống chè này hơn.
C (trố mắt) : anh bảo là trông em trẻ, chứ có hỏi em có thích uống chè không đâu.
A (lấp liếm, lại có tí cú) : dạ tại nhạc ồn quá em nghe nhầm
....

Thực tình thì A ngôi bên phải C, mà tai trái A có vấn đề với bất kể loại language nào kể cả tiếng mẹ đẻ. Lắm khi cũng hơi ngượng, vì người ta nói, mình nghe không rõ cứ phải giả vờ như nghe thấy cứ gật gật gù gù hoặc điếc luôn khỏi nghe, nhất là gặp phải bác nào âm lượng nói không đủ tần số ngưỡng nghe của cái tai bên trái thì coi như ... em điếc không sợ súng.

Behind - Bi hài

Trước cửa nhà là một cái lớp học, đông đúc ồn ào như chợ vỡ. Tất nhiên người không chịu nổi đầu tiên vẫn là ông già trong ngõ nhỏ. Từ dạy toán lý hóa, nay lớp mở rộng sang cả dạy văn sử địa rồi tiếng anh và gắn hẳn một cái biển hiệu vàng chóe mang tên "Trung trâm bồi dưỡng văn hóa Thái Hà"
Tại trung tâm, đến giờ dạy tiếng các thày cô giáo ngoại ngữ như những con chim khướu ra sức trổ tài luyện giọng trước lũ chim sáo còn non chưa bị bóc lưỡi. Ngày học tám tiếng, lũ chim sáo học rộc người. Học xong ở trường, lại nhanh chóng lao về "trung tâm văn hóa Thái Hà" để luyện thêm để sánh kịp chạy đua với bè bạn, chạy đua với giáo án với chương trình mang tên "Giảm tải" của Bộ Giáo dục. Giảm tải chả thấy đâu chỉ thấy bi hài.

6h vào lớp, học sinh nhao nhao đứng chờ sẵn ngoài cửa từ lúc 5h để lấy chỗ. Lớp trước vẫn chưa tan, giờ tiếng anh vẫn còn khoảng 30 phút. Còn nốt mấy phút cuối đàn chim sáo được luyện nói. Cô giáo cất giọng: Cả lớp trật tự đọc theo cô các từ chỉ vị trí của đồ vật. Cô phát âm rất chuẩn, chuẩn lắm. Cô nói nếch, cả lớp nếch theo, cô nói sao cả lớp nói vậy. Đến giờ chót, sau khi cô cố gắng nắn lại dây thanh quản, cong mồm đỏ chót, bóng nhẫy như vừa ăn vụng thịt mỡ, buông lưỡi phát âm nốt từ cuối cùng cho trọn giáo án trong buổi ôn cho đàn chim sáo của "Trung tâm bồi dưỡng văn hóa". Cả lớp nhao nhao đồng thanh phát âm theo cô. Nhưng có lẽ vì đã thấm mệt, nên cả cô và trò đều phát âm nghe mà đến tội nghiệp "Behind" - [bi'haind] bị chuyển thể sang đọc thành "Bi hài". Thấy cả lớp nói chưa đều, cô lại gõ thước cọc cọc xuống bàn bắt cả đàn chim sáo lặp lại điệp khúc: Bi hài. Bi hài . Bi hài .

Đúng là bi- hài !

Xin đừng run rẩy trước mùa thu

Sang mùa, thời tiết se lạnh dần. Nhịp sinh học của nó lại thay đổi theo, có vẻ rất nhạy và mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết. Đồng hồ sinh học của nó luôn đúng. Trưa ngủ từ giờ nào đến giờ nào, chỉ trong khoảng thời gian đó thôi là phải chợp mắt, 15 phút lịm một cái rồi tỉnh - ngủ. Định ngủ bao nhiêu phút là cứ thế ngủ, ngủ đúng hết thời gian là tự tỉnh không cần sự tác động nào. Nó cũng chả hiểu sao trong người nó có cái đồng hồ chính xác đến vậy.

Còn đồng hồ sinh học của tự nhiên thì cũng à ơi lãng đãng đến ghê người. Thu trước nắng vàng, trời xong, gió mát, hoa sữa nở muộn, thu năm nay sáng nắng rang rang, chiều mưa vội vàng nhưng hoa sữa vẫn nở đúng dịp. Vẫn cái mùi hương thơm vấn vương đâu đó... nhưng năm nay nó không còn hào hứng vác mũi ra ngoài đường hóng cái mùi hương để cảm nhận sự run rẩy đến vỡ òa trong lòng... Nó sợ gặp lại mùi hương này, lòng nó lại buồn. Không buồn mới là lạ khi niềm tin bị đánh cắp. Năm ngoái ai tặng cả một mùa hoa sữa thì năm nay gửi gió theo mây ngàn bay.
Xong nó không phải là loại yếu đuối, nó biết điều đó, bởi bản chất trực tính, sống chân chất và không bon chen xảo trá...nó mừng là đã nhìn không lầm người ở cả hai mặt.

Nó ngồi lặng thinh ...nhanh thật, thời gian trôi thật nhanh và mọi việc cứ tiếp diễn và bắt ta luôn phải vận động, vận động không ngừng. Mới có một năm, lấy mốc là thu năm ngoái tới thu năm nay thôi mà nhiều sự việc diễn ra quá... có những lúc tưởng chừng không chịu nổi xong rồi tất cả cũng qua. Năm nay nó không hề run rẩy trước mùa thu. Cuộc sống là thế, phải học cách chấp nhận, và phớt lờ.

Nhiều hôm đi làm về nó chỉ muốn được thảnh thơi, không phải úp mặt vào cái máy tính, không phải học hành thêm nếm gì nữa, nó được thật sự tự do nghỉ ngơi mà không phải lo lắng gì ngày mai. Hôm qua thế nào, có những cái nó không muốn nhớ lại. Hôm nay thế nào, đôi lúc mọi việc cứ đều đều trô thấy nhàm chán muốn ói lên tận Bách Hội. Nó muốn bứt ra khỏi cái không gian chật hẹp của phố phường Hà Nội, nó muốn có sự thay đổi lớn vào ngày mai, dù có thế nào cũng không hối tiếc, nó muốn có một sự trải nghiệm của chính mình, tự nó làm mà không phải lụy đến ai. Nó lại hùng hục vùi đầu vào cho dự định mới... con đường dù có trông gai nhưng không thử sao biết được.

Ngày mai thế nào ? Ai mà biết được. Hy vọng trời sẽ không phụ lòng người. Cần lắm, cần lắm một sự thay đổi tốt đẹp...song hành cùng sự may mắn và nỗ lực của chính bản thân trong từng nhịp thời gian.