Ou est l'écho de l'amour

Cõng chữ lên non


Hihi, thật là thích, mình lại có một chuyến phượt 1 tháng vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Chuyến "Cõng chữ lên non" nghe oai như cóc cụ.
Sau hai ngày xả hơi thấy không chịu nổi nữa rồi, nghe phong thanh có chuyến Bắc Giang nên tiếp cận mục tiêu đăng ký luôn, chỉ ý định là đăng ký thôi, đi đợt 3. Khoa CNTT gọi bụp phát đi luôn đợt hai. Vãi cả tè.
Đoàn gồm 10 người, xuất phát từ 1h chiều thứ 7. Xe anh bon bon trên khắp nẻo đường, tới mỗi huyện của Bắc Giang, thả một đồng chí xuống. Mình ở chặng cuối của chuyến Hiệp Hòa, Tân Yên, Nhã Nam, rồi Yên Thế. Xe rộng thênh thang, toàn cán bộ trẻ (trẻ lại trẻ quá). Một mình ngồi ở đuôi xe, xóc nhảy tưng tưng, ngắm phong cảnh thật là thú vị. 4h xe đã dừng trước cửa trường THPT Nhã Nam, trường học khá khang trang, sạch đẹp, trường nằm trơ trọi giữa khu đất rộng mênh mông không như mình nghĩ ban đầu... hehe, được đón tiếp thật nồng hậu, như là Bác Hồ về thăm Yên Thế vậy kaka, ai cũng dành cho sự ưu ái nhất, từ cô hiệu trưởng đến ông thầy hiệu phó khá thân thiện và chu đáo...Sau khi trình bày chương trình dạy trong 4 tuần, ngồi nghỉ một lúc, 6h đi ăn với ban giám hiệu. Một lúc thì mất điện, sướng rơn :)), nằm chờ trong ánh sáng nung na nung ninh của ngọn nên, tối hun hút, lạnh buốt, giun dế kêu quanh phòng đến 7h điện về bản.

7h30 lắp máy móc, bắt đầu công cuộc "đứng lớp". hihi. Vui ra phết... mỗi tội các em (các thầy cô giáo) kêu mình nói nhanh quá =)) sau phải giảm tốc độ đi đến từng bàn cầm tay di chuột... Thầy cô nào cũng trẻ măng, có con cái hết cả rồi, cứ xin cô ơi cho em về sớm em cho con em bú kaka
Hôm nay buổi đầu thế là tàm tạm. Lớp học cũng khá đông, khoảng 40 chục thầy cô. Hehe, không ai đoán chính xác tuổi của AK.
Không hiểu tiếp đến món flash khó thế các bác có xơi được không...
Hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, course học thành công, chí ít ra thì cũng khai hoang được cho các thầy cô vùng núi rừng Yên Thế. (Đừng có chê cơ sở vật chất ở đây, máy tính ngon lắm, một phòng 40 chục cái, mà hai phòng lận).
Tuần sau đi sẽ mang máy ảnh đi theo chụp vài cái ảnh cho các cụ ở nhà xem, không các cụ lại "quét sừn mắc" hehe.

Tối nay,
...trong này, 1 mình 2 phòng (chú ý là: 1 mình 2 phòng nhé chứ không phải 2 mình 1 phòng, đừng có mà nghĩ cong, :)) kaka). Phòng rộng thênh thang, gió hun hút lùa sau khung cửa, giun dế kêu inh ỏi; ối giời, phòng rộng lại thêm không gian bốn bế giữa núi rừng yên tĩnh đến thế là cùng, con thạnh thùng già trên trần nhà đột ngột tặc lưỡi một tràng to tổ bố phá toang bầu không khí tĩnh lặng, làm gái Hà Lội giật thót mình - đúng là thần hồn nát thần tính.
...ngoài kia,
"Gà khuya văng vẳng mênh mang gáy
Sương lạnh sau nhà lộp bộp rơi"

Tối 29/11/2008 - Trường THPT Nhã Nam - Bắc Giang

Hẫng

Trưa nay, ngồi lọc được mấy cái ảnh đẹp đẹp để rửa làm kỷ niệm, nghe guitare hay quá ;). Đã hai ngày được thỏa mong ước là đi làm về không phải úp mặt vào máy tính, học hành nữa. Tối qua đi bộ lang thang trên Bờ hồ, định vào xem triển lãm tranh của "Bùi Xuân Phái với tính yêu Hà Nội" thì nó đóng cửa thế mới cú. Xem ra tranh của ông Bùi Xuân Phái lúc còn sống ít hơn là lúc ông chết bởi bị nhái nhiều bản quyền nhiều quá. Lang thang mấy quán sách thấy vắng teo, thích thật. Kiếm được hai cuốn truyện của Marc Levy - đã gặp ông này ở hiệu sách trên Tràng tiền, thử đọc xem thế nào thấy bảo sách bán rất chạy ở Pháp và được dịch ra 37 thứ tiếng. Hết nhẵn xiền nên chỉ mua được hai cuốn Gặp lại - vous revoir và cuốn Nếu em không phải là giấc mơ- Et Si C'etait Vrai ?. Đọc giới thiệu thấy có vẻ sài được nên quyết định thót bụng mua luôn, thót bụng xong tí tụt cả quần =)), thích đọc hơn là xem phim.

Giờ thì thấy hụt hẫng thế nào ấy, có lẽ vậy, vì cái mốc cần đạt đã được thực hiện, giờ lại muốn có một mốc khác mục đích khác để làm. Mọi người cứ bảo xả hơi đi cho đỡ streesss nhưng lại thấy bắt đầu hỏng người rồi. Không sợ đời bầm dập khó khăn vất vả chỉ sợ sống không có mục đích khẹc khẹc ... tiếp tục nữa nhé :)) đời là mấy tí... tiến lên đi ngại ngần chi. Làm quả giống Bác Hồ ấy, ra đi tìm đường trước là cứu thân sau là cứu Quốc :)) xả streessssss nốt đi rồi sắc cà lè túc tà túc tiệp. Pháp nhé, hay Đan Mạch, Hay Bỉ, hay Đức, hay Canada hay Thụy Sĩ hay Thụy Điển hay Ý. Hàn Lâm quá khẹc khẹc.

Phản biện

Trong đời, những người may mắn được có cơ hội học hành và có cơ hội được một lần làm cái luận văn thì quả là một hạnh phúc lớn lao dù có hơi khổ ải theo nhiều nghĩa.
Mỗ tôi chót hân hạnh có được một may mắn đó. Để cho đứa con tinh thần được khai hoa nở nhụy tốt đẹp đúng thời hạn,công đoạn này thật kỳ công. Ở đây không nói đến từ đầu đến cuối công đoạn đó mà chỉ xin điểm lại chặng áp chót - công đoạn đưa đứa con tinh thần đi phản biện. Nhóm làm LV chỉ duy nhất mình mỗ tôi không phải là nam. Thôi gì thì gì cũng là một cái cớ để được ưu tiên từ chuyện đi lobby đến chuyện được đưa đón hay đi liên lạc.
Đến gặp phản biện những chuyện "vận động ngoài hành lang" mạn phép không dám kể vì thực tế nó thế nó vốn thế. Và vì "C'est la vie !" Nhưng điều mỗ tôi muốn nói ở đây là trong chuyến ngao du đi gặp phản biện lần này quả là có nhiều thứ để học hỏi. Nhất là cách và phương pháp tiếp cận vấn đề, đã đành là một nhẽ thầy phản biện nào cũng nói tới, cũng nhắc tới. Nhưng còn một kỹ năng nữa cũng quan trọng không kém đó là kỹ năng thuyết trình thế nào thì chỉ có vị giáo sư này làm nhóm mỗ tôi thấy thật tâm phục khẩu phục.

Ngày nhận lại ý kiến của phản biện. Nhóm tôi ngồi bao quanh thầy trong một căn phòng chật hẹp của khu tập thể cũ kỹ nhưng bên trong bày toàn Giôn xanh ,Giôn vàng, St Rémy, whisky,. Mao Đài... với những hình thù rất kỳ quái và bắt mắt. Để cho đỡ mất thời gian sau mấy phút chào hỏi. Mỗ tôi đi thẳng vào ngay vấn đề:
- Thưa thầy, thầy đọc và đóng góp chỉ bảo cho chúng em...
- Vị giáo sư giương mục kỉnh, à của anh này làm về SW hả... anh làm tồi quá. Một cái Luận văn mà anh làm thế này thì không ổn, thế này đem ra hội đồng bảo vệ ra làm sao. Ông nào cũng mắc một cái tật chung là ở trên nói rất hay phần giới thiệu nhưng nhân chẳng có gì, nói hay thế này các ông ra hoạt đồng Đoàn Đảng hết cho tôi, các ông toàn treo đầu dê bán thịt chó, đến phần thực hành các ông đang vận hành thì cho nó không đột tử thì cũng cho nó đột ngột thở hắt ra không thì cũng tự tử bất thình lình như diễn viên tài tử điện ảnh Hàn Quốc làm người xem bạn đọc cứ đi hết từ hang Sửng Sốt này tới hang Sửng sốt khác.

Trong khi nói vị giáo sư sử dụng các hình thức giáo cụ trực quan bằng tay, mắt, mũi, rất hùng hồn dơ lên hạ xuống, đánh hai tay vào nhau, vỗ vỗ xuống bàn. Học viên anh nào anh nấy ngồi im thin thít há hốc mồm "Bạch cụ con xin nghe". Nhấp một ngụm nước chè, vị giáo sư nói tiếp:
Các anh các chị làm một luận văn cũng như chắp bút cho một dự án xin tiền nhà nước phải có tính logic phải có sự kết hợp một cách logic đưa từ lý thuyết đến thực tiễn phải gắn liền với nhau, chứ đừng có ông chẳng bà chuộc. Đơn cử ví dụ như một dự án... dự án... dự án - ngước mắt nhìn lên trần nhà nhìn hồi lâu lại cúi xuống nhìn xuống bàn...dự án....
Không biết là lấy dự án gì để minh họa cho các con giời dễ hiểu. Sẵn có đĩa chuối ngự nho nhỏ gần chục quả bày trên bàn đãi khách, mắt vị giáo sư sáng lên... vị giáo sư tiếp lời - Đơn cử ví dụ như một dự án trồng chuối chẳng hạn. Các anh chị phải biết đặt vấn đề phải biết nêu mục địch của dự án trồng chuối là gì. Tại sao lại trồng chuối.Trồng giống nào, nguồn gốc xuất xứ. Trồng loại chuối gì ví dụ trồng chuối có hột hay không có hột, thời gian trồng là bao lâu một buổi hay cả tuần , các anh trồng chuối vào thời gian nào sáng hay tối hay trưa để cây quang hợp tốt nhất...vân vân, đối tượng được hưởng là đối tượng nào, người già trẻ em hay phụ nữ...Rồi từ đó mới phân tích tính năng công dung của chuối. Các anh các chị phải biết cách đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề.

Lại nhấp một ngụm nước chè nữa, và vẫn lấy chuối làm trung tâm, vị giáo sư hùng hồn phân tích tiếp, các anh chị sau khi phân tích được các mục đích yêu cầu, chức năng của nó cho từng vấn đề ví như chuối tiêu có hột thì có chức năng gì chẳng hạn ăn chuối tiêu vào thì sáng mắt hay chuối không có hột thì ăn vào đau dạ dày. Hay ví dụ chuối tiêu có hột ăn vào thì có người hóc có người không hóc, đối tượng hóc nhiều nhất là đối tượng nào và giải pháp cho đối tượng đó.
Cả nhóm phá lên cười. Vị giáo sư cũng buồn cười lắm nhưng vẫn cố giữ được thần thái uy nghiêm. Đồng hồ đã chuyển sang gần 9h30 vị giáo sư vẫn thao thao bất tuyệt.

....Trên cơ sở đó các anh các chị lập ra bảng so sánh sự khác nhau của vấn đề để đưa ra một giải pháp cho ứng dụng cụ thể nên thực thi trồng chuối loại nào nên trồng chuối tiêu có hột hay không có hột, rồi từ đó đề xuất một cái hướng phát triển mới hơn vừa mang tính mở lại vừa có tính khả thi chẳng hạn như đề xuất một dự án trồng chuối tiêu mà làm sao ai cũng có thể điểu khiển được một cách tinh vi nhất lúc cần thì chuối có hột lúc không cần thì chuối không có hột.
Các học viên cứ hết há hốc mồm ra nghe và xem kỹ năng thuyết trình của vị giáo sư rồi lại há hốc mồm ra mà cười khằng khặc với nhau vì dự án này mang tính ứng dụng vào thực tiễn quá cao....

Dường như để chứng tỏ hết năng lực cho một dự án có thể được phê chuẩn và giúp các học viên tiến tới là được chấp nhận chuyển tiếp lên bậc cao hơn làm nghiên cứu sinh. Lấy tay chỉnh lại kính, hích hích cái mũi vị giáo sư tiếp lời các anh các chị phải đề xuất việc nhân rộng mô hình trồng chuối ra... chứ cái luận văn các anh các chị làm thế này tôi thấy không hài lòng chút nào cả, không có tính chất kỹ thuật, không có tính quy chuẩn... lúc này đồng hồ đã chỉ sang 10h gần 30.

Há hốc mồm mắt chữ A tai chữ C ra nghe, mỗ tôi chot giật mình, chết thật, mình làm Ontology mà cụ khốt cứ thao thao bất tuyệt từ lúc 7h30 đến giờ về vấn đề trồng chuối có hột mới không hột, lại còn bắt nhân rộng mô hình ra nữa thì nhân thế nào. Ontology có thể giải quyết được gì trong vấn đề này không ? nghĩ bụng nếu mình mà làm Msc về vấn đề nông nghiệp học hay sinh vật học mà gặp phải vị này thì đúng là trúng chất ăn tiền... nếu mà thế thật thì sau cái buổi thuyết trình của vị giáo sư già này mỗ tôi cũng có thể nhân rộng ra thêm một dự án phục vụ cho ngành nông nghiệp trong thời buổi rau cỏ khan hiếm đắt đỏ ở Hà Nội sau vụ lũ lụt rồi vừa rồi. Dự án của mỗ tôi sẽ là gì đây ? trồng cà dái dê có hột chăng ?! nhưng biết đặt hột ở đâu bởi vốn dĩ cà dái dê tên gọi đã khác người mà tướng mạo cũng chẳng giống ai !

Đang mơ màng với suy nghĩ nhân rộng mô hình trồng chuối của vị giáo sư, vị giáo sư cao giọng kêu: Đấy, tôi ví dụ thế các anh chị hiểu ý tôi rồi chứ. Như tỉnh giấc mộng, mỗ tôi quay về với thực tại, với cái ontology chết tiệt mà nó là nền tảng của SW một thứ mà mỗ tôi vẫn còn mơ hồ cần thầy phản biện chỉ dẫn thì đến lại được nghe ông thuyết trình về kỹ thuật trồng chuối. Đâu rồi cũng có đó, không có gì là thừa, bài học mà vị giáo sư dạy cho nhóm chính là kỹ năng tổng hợp các vấn đề, phân tích và lập luận sao cho logic cũng như kỹ năng khi thuyết trình trước hội đồng phản biện. Cầm quyển về để sửa mà lòng nặng trĩu, lại phải gặp lại ông một buổi nữa để ông duyệt xem có được bảo vệ không.

25-11-2008

Trước lúc bảo vệ (rất căng thẳng và streess)


Trong lúc bảo vệ (hội đồng ngồi phía trước)





Sau lúc bảo vệ



Thế là đã hoàn thành được một nhiệm vụ lớn sau hai năm đằng đẵng. Nhanh mà cũng lâu, lâu mà cũng nhanh. Trong suốt hai năm ấy, bao nhiêu vui buồn đan xen, bao lời động viên... giờ đã kết thúc chặng đường. Cũng vui nữa, tổng kết lại trong hai năm học không phải thi lại môn nào, điểm không đến nỗi tồi. Hết ngày khổ tận đến ngày cam lai.
Trong cuộc vui hôm nay xin cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, Trời Phật. Những cái bắt tay thật chặt, những lời chúc cho AK - người nổ phát súng bảo vệ đầu tiên - 1 trong 5 chiến sĩ đầu tiên của phòng BKnic khóa 2006-2008 được gắn thêm cái mác Th.s
Vui là thế, nhưng cũng thoáng có tí buồn, trong cuộc vui hôm nay một người không có mặt với một lời hứa và sẽ luôn chỉ là lời hứa không bao giờ thành hiện thực.
Căng lên để hoàn thành một nhiệm vụ không ai bắt, không ai trói buộc, tất cả diễn ra trong 2 năm và hoàn thành trong một buổi sáng. Vui với niềm nho nhỏ rồi, vậy tiếp theo đây sẽ là gì nhỉ ? Có lẽ thầy bói nói đúng, mình như con cào cào, không chịu ngồi yên một chỗ được... cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu.

Sen









Xem cho lòng tĩnh tại, thư thái. Đơn giản chỉ vì thích hoa sen.

Training course on Entrepreneurship - VLIR


Khóa đào tạo quản lý dự án trong trường Đại học - Hợp tác với VLIR (Khối các trường Đại học nói tiếng Hà Lan)
Được đi đào tạo thế này cũng sướng, enjoy life :D. Ông thầy người Bỉ nói lắm thế, cứ tằng tằng nói như bắn tên lửa Thần Châu với Vinasat, nói và diễn thuyết là nghề của chàng mà, chàng bị phá sản công ty nên có rất nhiều kinh nghiệm, dạy hay là phải. Cả trường được 25 nhân, mỗi trung tâm và mỗi khoa viện được 1 đến 2 người. Apply hồ sơ xin đi Bỉ 2 lần mà tạch cả hai. Một lần thì vào danh sách dự bị, lần thứ hai thì tạch hoàn toàn. Buồn. Thế mới cú. Chung quy cũng chỉ tại cái sự ngu ! Apply hồ sơ không có kinh nghiệm, ngu quá.
Lần này vớt vát lại. Chẹp ! Học có 1 tuần, quen thêm được bao nhiêu người, cũng bổ ích chứ nhỉ, bổ quá đi chứ, không bổ dương thì cũng bổ âm, không thì cũng bổ đôi.
Nói chung là vẫn máu học, có cái học bổng nào mà apply mà tếch được là ta tếch liền à.
Cầu giời, được nhiều chuyến đi như thế này và hơn thế này haha :D

=))

Khakhakhakhakhakhakhakhakha cứ nghĩ đến là lại buồn cười, cười một mình rung cả rốn kakakakkakakakakaka

Đi qua mùa chim ngói

Mỗi năm cứ độ thu về, trên khắp nẻo đường phố phường Hà Nội lại thấy xuất hiện bóng dáng những cô hàng bán chim. Chim sẻ, Chim ngói, từng chùm chim ngói được xâu treo lủng lẳng trước ghi đông xe đạp và được rao bán. Những người dân sống lâu năm ở Hà Nội, chắc chắn không thể bỏ qua món ngon này vào mỗi độ thu về. Những chú chim ngói ức dày bị đánh bẫy từ những thửa ruộng lúa chín vàng, được chuyển tới phố phường Hà Nội và trở thành món ăn đặc sản của dân Hà thành tự lúc nào không rõ.

Này nhé, chọn chim ngói phải biết cách, phải sành, nhanh tay tinh mắt, phải biết nắn biết bóp đúng chỗ thì mới chọn được con béo, mình dầy, lơ mơ là bị nhầm sang chim sẻ ,chim cút ngay. Cái khoản chọn chim này thì chị gái cả nhà tôi sành lắm. Xem ra cái công nghệ chọn chim ngói cũng phải học, từ bà, từ mẹ, từ chị. Chọn chim con nào ra con nấy, đích thực chim ngói trăm phần trăm. Ừ, các cụ dạy cấm có sai, cái gì mà chả phải học, học chọn chim mà, chọn không khéo hỏng cả bữa ăn, học chọn chim mà, chọn không khéo có khi hỏng cả đời. Nên phải học cách chọn chim cho khéo là thế.

Sau khi chim được sơ chế ngay giữa lòng đường (gọi là sơ chế cho văn minh, chứ ai yếu bóng vía mà ngồi nhìn xem làm chim từ khâu bóp mũi, rồi vặt lông chim, đến công đoạn nướng qua lửa cho hết lông măng lông tơ để chim hết hôi.... thì chắc cũng chẳng có gan mà ăn vì trông nó tội nghiệp lắm, toàn thân con chim run rẩy, máu rỉ ra đầu những ống lông măng, thân chim trần trụi đỏ sậm, bị bóp mũi một lúc người chim tím tái lại, rồi mềm oặt ra...trông thật thương tâm thế mới thấy dân gian đúc kết đúng thật, đúng là chim giời có khác: " Chim giời bóp cái chết ngay, chứ chim nhà mà bóp thì... mà tôi cũng chả biết thì sẽ đi đến đâu nữa, "thì cũng chết ngay à" hay thì gì ... ?! cái này thì tôi chưa kiểm nghiệm được xem thực hư dân gian đúc kết thế nào, chỉ biết cái vế đầu đúng 100%. Kể ra con người ta vì kế sinh nhai, vì miếng cơm manh áo, vì sự sống nên đôi khi cũng giã man thật). Và chim được mang về nhà chế biến.

Riêng với món chim ngói hầm hạt sen gia vị phải chuẩn bị đủ, khá cầu kỳ, rất nhiều gia vị đi kèm. Nấm hương loại nhỏ cánh dầy; cốm thì khỏi phải nói rồi chọn cũng phả rất kỳ công, phải non, mềm, màu xanh vừa phải, hạt cốm mẩy, gọi là cốm dót ; thịt nạc - loại thịt đầu rồng; hạt sen tươi, gia vị, mỳ chính, hạt tiêu bắc mới thơm và cay hơn các loại hạt tiêu khác .... Thịt sau khi đã băm nhỏ, cùng với hành hoa, nấm hương, sẽ được trộn đều cùng với cốm, gia vị..., bà với mẹ dặn mãi, trộn đều và nhẹ tay rồi nắm cho thuôn nhỏ lại nhồi vào bụng chim. Nhồi cũng phải biết cách, phải khéo, đừng có thấy con chim to là nghiến răng mà nhồi cả đống vào, bụng chim cứng khi ninh nhân ở trong sẽ không chín mà thịt chim lại bị nhừ quá. Nhồi nhân vừa phải, không chặt quá mà cũng không lỏng quá. Sau khi nhồi nhân xong, nếu cẩn thận thì lấy chỉ khâu bụng chim lại cho đẹp. Tinh tế cầu kỳ lắm chứ, không thể làm xổi được, không là hỏng hết cả một mùa chim ngói.

Hạt sen sau khi ngâm nước lã, vớt ra luộc qua trước, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi thả chim ngói vào ninh khoảng 30 đến 45 phút. Trời, khi mở nắp ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, cái vị beo béo của sen của cốm, của thịt nạc, nấm hương, của hạt tiêu bắc... và của chim ngói quyện lẫn vào nhau...một mùi rất riêng rất riêng chỉ có ở mùa thu Hà Nội. Mùi chim ngói hầm hạt sen thơm lan tỏa trong căn bếp nhỏ rồi vượt ra ngoài khung cửa sổ , mùi thơm đánh thức tất cả, mời gọi tất cả quây quần cùng nhau thưởng thức món ăn đặc sản của Hà Thành trong cái se lạnh của một chiều cuối thu.

Và kìa, con mèo béo đang say giấc ngủ trên nóc chạn cũng bị đánh thức bởi mùi thơm béo ngậy, vươn vai, liếm mép, mon men lại gần dụi đầu vào chân cô chủ nịnh đầm xin cái phao câu ...(tất nhiên là phao câu chim ngói rồi, chứ không nhẽ lại phao câu cô chủ :)) )

"Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh vào ...nồi"
(Giờ làm gì còn sâm cầm, chỉ có chim ngói thôi, mua chim ngói còn bị lừa thành chim cút nữa là lấy đâu ra sâm cầm)


--Mèo AK---