Mút cho nó mát
Karaoke haizzzzzz
Tình trạng này còn diễn ra đến bao giờ ???. Dân chúng tôi khổ quá, các cháu đi làm về muốn nghỉ ngơi yên tĩnh mà không xong, các cháu nhỏ hơn thì cần yên tĩnh để học hành. Tra tấn thế này thì chết hết à ? Mà khỗn nỗi hát thì có hay gì đâu cứ như bò với chóa bị cắt lưỡi. Hát chả ai cấm, nhưng phải chui vào phòng cách âm mà hát, hát có giờ còn cho dân người ta nghỉ ngơi. Ôi giời cao đất dày ơi, quất mấy doi quất mấy doi cái lũ này không phi đi chỗ khác mà mồm vẫn cứ La Văn Ổng như lũ động giồ thế này. Không còn từ nào mà tả nỗi nữa. Lại chuyển sang bài Cô gái mở đường: Tiếng hát ai vang vọng núi rừng - có lẽ "tiếng hát ai vang vọng phố phường" thì đúng hơn ... vẫn oang oang trong đêm
Haizzzzzzzzzzzzzz thật là cuốc nạn. Muốn lành mà cũng không xong. Không thể nào tập trung mà cầy được.
Mai bà sắm bộ giàn khác bà hát át lại còn to hơn ! Chúng mày cứ chờ đấy ! Nupagazi.......iiiiiiiiiiiiiii
Học tiếng gì
Hic, đúng là tiếng lào ra tiếng ý, cuộc sống thì ngày càng khó khăn và có nhiều thứ phải làm để tồn tại. Học tiếng cũng là vì miếng cơm manh áo. Đói thì ắt soong chảo bị thủng là chuyện đương nhiên nhưng các bác nhà ta cứ để tình hình càng ngày càng "lung tung thủng" thì đúng là hỏng hẳn rồi. Mình cũng như bao người bình thường khác không muốn "lung tung thủng" nên cũng cố nhồi vào đầu thêm cái thứ tiếng chẳng phải mẹ đẻ hay bố đẻ gì mà đơn giản chỉ vì tương lại con em chúng ta. Các bác già đi học cũng ỳ ạch lắm, già nên ngoại ngữ học cũng ngại nghĩ, học cũng khó vào dù có "I'm strong" thế nào đi nữa cũng chu vều cả mồm ra mà phát âm vẫn thành "Am choang"
Thôi mình cứ "am choang" đi cho nó lành không lại "lung tung thủng".
2010 - Hội Hoa Hà Nội
1/1/01 ba cô cháu dắt nhau đi xem hội hoa Hà Nội.
Hoa thì ít, người thì đông như kiến, người xem người – xem bảo vệ và cảnh sát công an nhiều hơn là xem hoa ! Ý thức người dân thì vẫn chưa được cải thiện. Dù có khá hơn năm trước ở mỗi đoạn nhiều hàng rào , nhiều cảnh sát, nhiều tình nguyện viên cầm dùi cui đứng bảo vệ hoa. Nhưng vẫn chưa thấy gì làm thú vị hấp dẫn người xem.
Gọi là lễ hội hoa Hà Nội, nhưng dáng dấp những bông hoa đặc trưng của Hà nội hầu như vắng bóng: violet, thược dược, đồng tiền, hoa phăng, suxi, ... những bông hoa nhỏ xíu trong gói trong lá dong hay lá chuối mỗi sang mồng một hay ngày rằm đi chợ bà và mẹ vẫn thường mua bên trong có hoa ngâu, hoa sói, hoa ngọc lan, hoa hoàng lan...một nét đặc trưng của hoa gói Hà Nội xưa. Những loài hoa chỉ Hà Nội mới có thì hầu như không thấy thay vào đó là những bông lau bông sậy lấy từ rừng núi, những bông chuối rừng, hoa trạng nguyên bạt ngàn - có lẽ có thể ngầm hiểu nó tương đương với số lượng tiến sĩ giấy thừa thãi ở nước ta hiện nay.
Tàu điện mô phỏng lại tàu điện của những năm bao cấp thì thiếu cái cần giật điện nên trông chẳng giống xe điện Hà Nội ngày xưa tí nào, trông chả khác gì xe bus từ màu sắc lẫn hình dáng. Chiếc tàu điện gắn liền với nhiều kỷ niệm của người dân HN, đi ngang qua phố Hàng Bún, Quan Thánh...Đồng Xuân; tiếng tàu điện kêu leng keng vào mỗi tối mùa đông lạnh cóng buồn ảm đạm cùng với ngọn đèn đỏ tù mù treo lơ lửng giữa phố vì điện yếu nên không hoạt động hết công xuất. Rồi bắt chước đi tàu điện cả lũ trẻ con ở nhà lại đu lên cánh cổng sắt để cửa tự động mở và lấy làm thích thú vô cùng bởi sự tưởng tượng giản dị nhưng lại là một thứ trò chơi thật xa xỉ cho tụi trẻ con nhà mình thời bấy giờ...những ký ức xa xăm cứ len lỏi hiện dần hiện dần về mỗi lúc một rõ hơn...Những nhà 2 tầng mái ngói đỏ, những village mang dáng dấp phong cách Pháp...những ngóc ngách, những cây bàng, cây lim, hoa sữa dọc phố, những cánh dơi bay chập choạng trong bóng chiều từ những ô trổ cửa nhỏ trên mái nhà...tất cả hiện về mỗi lúc một rõ hơn rồi bị cắt ngang bởi những ồn ào xô bồ của hiện tại... những tiếng người gọi nhau í ới rủ nhau đứng cạnh tàu điện giả chụp ảnh... những tiếng hò reo...cổ vũ mỗi khi cụ Rùa nổi lên trên mặt nước đúng vào ngày đầu tiên của năm mới.
Xem rồi mới thấy khâu marketting của các bác làm còn quá kém. Một chương trình một lễ hội lớn như thế nhưng chẳng thấy có nổi một tờ rơi tờ vãi nào giới thiệu cho khách nước ngoài, ngay đến cả những người dân các tỉnh đi xem ai cũng cứ vênh mặt lên tự ngộ nhận mình là người Hà Nội nhưng trong bạt ngàn "những cái bánh đa nướng" ấy mấy ai Hà Nội gốc đâu nên cần một tờ rơi nói về ý nghĩa của lễ hội hoa, nói về những bông hoa của Hà Nội, những công trình mang dấu ấn lịch sử được mô phỏng lại cũng cần phải có một cái tên hay giới thiệu cụ thể ngay cạnh- chứ không những người Hà Lội lại "nhầm nhọt học" như một chú cầm máy ảnh Canon 10 chấm" dắt một đàn con chụp ảnh đứng cạnh Khuê Văn Các - Quốc Tử Giám mô phỏng lại giới thiệu với các con - là Chùa một cột - trong khi 4 cột của Khuê Văn Các to thù lù. Đúng là hỏng, hỏng hẳn, hỏng hết cả bánh kẹo, hỏng từ trên hỏng xuống! Tờ rơi quảng cáo giới thiệu cho dịp này thì cũng không phải là không đến nỗi quá khó khăn hay không có tiền để làm, các ca sĩ các sao mai sao hôm sao khuya gì gì còn lăng xê quảng cáo bản thân tốt thế hoành tráng thế mà sao một cái lễ hội lớn gấp vạn lần ý nghĩa gấp vạn lần lại không làm được ? Các bác nhà ta tiết kiệm không phải lối không đúng dịp.
Lễ hội Hoa Hà nội hay là sự pha tạp lung tung những phần chính bị mờ nhạt thay vào đó là gia vị bột nêm - những bụi lau sậy, những đóa hoa của trăm miền, những chuối rừng, tulip; những ruộng lúa - hình ảnh đặc trưng của Việt Nam nói chung và Hà Nội 2 nói riêng cùng với những còn cò con sếu mô phỏng trông như Hạc trong tranh thủy mạc của Trung Quốc chứ nào phải cò trắng phau phau chỉ có ở Việt Nam, có lẽ lúc tráng men tô tượng người ta bôi nhầm màu đen vào đầu và đít con cò trắng nên nó trông như Hạc như Sếu…Dường như có cái gì đó rất nửa vời kiểu cố với...muốn cho thật hoành tráng nhưng lại không cam nổi hoặc có thể cam nổi nhưng "Măn nì măn nì măn ní chỉ cho sài như thế” nên sau khi xem cảm nhận chung của hầu hết mọi người dường như có gì đó bị hụt hẫng, cái cảm giác thỏa mãn, cái cảm giác không nên hoãn sự tò mò ấy lại trong háo hức đợi chờ chen nhau đến bẹp ruột vào xem để lấy lại một chút tự hào dư âm của Hà Nội xưa không được lấp đầy... và người ta ào ào đi xem rồi quay về chưng hửng...
Hà Nội hôm nay mất dần vẻ đẹp, dáng dấp, phong thái nho nhã giản dị mà thanh lịch của Hà Nội xưa...nên đến cả những công trình của Hà Nội được mô phỏng lại đâu đó như có tấm áo cà sa cài lệch khuy vô hình, vô tình của ngày hôm nay khoác lên.
Hy vọng đến lễ hội 1000 năm Thăng Long Hà Nội người dân sẽ được viết và được nhìn được ngắm được khen nhiều hơn.